Trung tướng Nguyễn Văn Hiếu (1929 - 1975)
48 năm trước, Thiên Tài Quân Sự Việt Nam Nguyễn-văn-Hiếu đã từng đánh bại Tướng Võ-nguyên-Giáp trên chiến trường Pleime năm 1965. Khi đó ông (Thiên tài QSVN Nguyễn-văn-Hiếu) đang là đại tá Tham mưu trưởng Quân Đoàn II Quân Khu II Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ba bài viết bên dưới được tiết lộ bởi Thiếu tướng Nguyễn-văn-Hiếu, theo lời thuật lại của ông Nguyễn-văn-Tín (bào đệ của cố Thiếu tướng Nguyễn-văn-Hiếu) "...Mãi cho tới bây giờ anh tôi mới bật mí hoàn toàn về chiến dịch Pleime..." -ngưng trích email nhận được-
Trúc-Lâm Yên-Tử, Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu trang trọng giới thiệu đến quý chư độc giả bốn phương về tài dụng binh như thần của cố Thiếu Tướng Nguyễn-văn-Hiếu khiến cho các Tướng của Việt cộng từ Võ-nguyên-Giáp, Chu-huy-Mân tư lịnh mặt trận B3 phải chuốc lấy thảm bại.
Xin đốt một nén tâm hương kính dâng lên cố Thiếu Tướng Nguyễn-văn-Hiếu một Thiên Tài Quân-Sự Việt-Nam và cũng là một vị Anh-Hùng của dân tộc Việt-Nam. Đồng thời tưởng nhớ đến sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến Vệ Quốc An Dân chống giặc Tầu xâm lược (1954-1975)
***
Chiến Dịch Pleime/Chuprong Phá Hủy Căn Cứ Mặt Trận B3
1. Tình Báo
Qua trinh sát Radar và Hồng Ngoại Tuyến, Ban 2/MACV biết được một căn cứ lớn cỡ sư đoàn đã được thiết lập tại Chu Prong gồm nhiều kho tiếp liệu và trung tâm huấn luyện.
Ban 2/II Quân Đoàn II, biết được là vào tháng 7 năm 1965, Tướng Chu Huy Mân được phái từ Khu 5 Đà Nẵng lên vùng Cao Nguyên thành lập Mặt Trận B3 với nhiệm vụ tấn chiếm vùng Cao Nguyên. Lực lượng chính của Mặt Trận B3 sẽ gồm ba trung đoàn 32, 33 và 66. Trung Đoàn 32 đã hoạt động tại vùng Cao Nguyên từ đầu năm 1965. Trung Đoàn 33 được lệnh xuất quân vào Nam cuối tháng 7, Trung Đoàn 66 vào cuối tháng 8.
Vào đầu tháng 8 năm 1965, Bộ Tổng Tư Lệnh QĐND nhận được dự án kế hoạch tiến công Pleime-Pleiku do Mặt Trận B3 biên soạn. Ðầu tháng 10, Bộ Tư Lệnh Mặt Trận Tây Nguyên nhận được điện báo: Bộ Tổng Tư Lệnh QĐND thông qua kế hoạch chiến dịch Pleime, dự tính khởi động vào cuối năm 1965 hay đầu năm 1966.
2. Khái Niệm Hành Quân
Dựa vào các tin tức tình báo thu thập được, khởi sự tháng 9 năm 1965, Ban 3/Quân Đoàn II và Ban 3/MACV phối hợp điều nghiên kế hoạch phá hủy hậu cứ Chu Prong và triệt tiêu ba trung đoàn thuộc Mặt Trận B3 cùng một lúc bằng oanh tạc chiến lược B-52.
Vấn đề khó là làm sao mật độ kết tụ của ba trung đoàn nằm trong một vùng khoảng 1 cây số vuông, nghĩa là phải có thể chấm tọa độ trung tâm khối lực lượng nhắm bắn với độ chính xác ít ra là (XX’YY’) và bia nhắm phải bất động ít ra là 8 tiếng đồng hồ, vì đó là khoảng thời gian oanh tạc cơ B-52 cần có để bay từ đảo Guam sang Chu Prong của vùng Cao Nguyên.
Thời điểm lý tưởng nhất là khi ba trung đoàn kết tụ lại tại các trung tâm tập trung và nhất là quy tụ lại tại địa điểm xuất quân chuẩn bị cho một cuộc tấn công. Các trung đoàn sẽ bất động ở vùng tập trung để tập trận trong khoảng hai ba ngày, nhưng chỉ duy trì ở điểm xuất quân chừng 2,3 tiếng, nên phải có kế hoạch nghi binh khiến địch nán lại ở điểm xuất quân ít ra 8 tiếng thì B-52 mới tới kịp đánh phá mục tiêu oanh tạc.
Khi được tin Mặt Trận B3 sẽ dùng hậu cứ Chu Prong làm địa điểm tập trung và xuất quân chuẩn bị tấn công trại Pleime, Ban 3/Quân Đoàn II thấy là có thể dùng B-52 để phá hủy hậu cứ và lực lượng Mặt Trận B3 cùng một lúc. Vấn đề là phải theo dõi sát tình hình địch quân để xác định được cách chính xác khi cả ba trung đoàn tập trung lại, và rồi đánh lừa địch nán lại vùng xuất quân trong 8 tiếng đồng hồ.
3. Thực Hiện Hành Quân
Hành Quân Dân Thắng 21
Khi Mặt Trận B3 lấy quyết định khởi động chiến dịch Plâyme sớm hơn dự tính – thay vì tháng 12 năm 1965 – vào ngày 19 tháng 10 với hai trung đoàn – 33 vây trại Pleime và 32 phục kích chiến đoàn tiếp cứu, để tránh phải đụng lính Mỹ, Ban 3/Quân Đoàn II thấy chưa phải lúc dùng tới B-52 vì trung đoàn 66 chưa có mặt tại vùng Cao Nguyên. Ban 3/ Quân Đoàn II tính kế trì hoãn chiến chỉ nhằm không để địch thực hiện kế công đồn đả viện, bằng cách tăng cường trại với hai đại đội hỗn hợp LLĐB Mỹ-Việt và xuất phát một chiến đoàn thiết kỵ tiếp cứu. Hai lực lượng này vừa đủ mạnh để xua đuổi địch đồng thời không gây thiệt hại quá nặng cho địch để chúng còn đủ lực tính kế phục hận bằng cách tấn công trại Pleime lần thứ hai, lần này có đầy đủ cả ba trung đoàn 32, 33 và 66.
Hành Quân All the Way
Khởi sự ngày 27 tháng 10, sau khi giải tỏa trại Pleime, Ban 3/Quân Đoàn II giao cho Lữ Đoàn 1 Không Kỵ trách vụ lùa địch về hậu cứ Chu Prong với hành quân All the Way. Chủ đích của các cuộc xung kích trực thăng vận nhằm không cho phép các đội toán lẻ tẻ dừng chân tại các trạm trú quân trên đường rút quân từ Pleime đến Chu Prong, chứ không tấn kích bản doanh chỉ huy của hai trung đoàn 32 và 33. Ban 2/Quân Đoàn II có nhiệm vụ theo dõi hằng ngày tiến trình rút quân của các đội toán lẻ tẻ địch quân.
Vào cuối ngày 27/10, tin tình báo cho biết các đơn vị dẫn đầu của Trung Đoàn 33 tụ tập xong tới vùng tập trung tiền phương, làng Kro (ZA080030), trong khi tiểu đoàn bảo vệ đoạn hậu vừa mới đoạn tuyệt giao tranh tại trại DSCĐ Pleime.
- Ngày 28/10, tin tình báo cho biết Trung Đoàn 32 đã tới sát các căn cứ hậu cần tại mạn bắc của Ia Drang.
- Ngày 29/10, tin tình báo cho biết Trung Đoàn 33 nhắm rút về Làng Anta tại YA 940010.
- Ngày 31/10, tin tình báo cho biết các đơn vị địch tiếp tục tan rã và phân tán thành từng nhóm nhỏ. Thêm vào đó, Trung Đoàn 33 bị thiếu hụt lương thực và thuộc men vì lẽ nhiều đơn vị không tới được các kho lẫm vì bị các toán không kỵ bất thần truy đuổi.
- Ngày 01/11, tin tình báo cho biết Lữ Đoàn 1 Không Kỵ hủy diệt một bệnh xá cấp trung đoàn; trong khi đó có tin bản doanh Trung Đoàn 33 đã tới căn cứ tại Làng Anta, nhưng khối đông của trung đoàn thì còn bị rải rác dọc giữa đàng từ Pleime đến Chu Prong.
- Ngày 2/11, tin tình báo cho biết Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 nhận được tin Trung đoàn 66 bắt đầu di chuyển vào các vùng tập trung trong vùng Chu Prong-Ia Drang.
- Ngày 3/11, tin tình báo cho biết Lữ Đoàn 1 Không Kỵ phục kích Tiểu Đoàn 8 thuộc Trung Đoàn 66 mới vừa xâm nhập. Tin tình báo trong ngày cũng cho biết Trung Đoàn 33 vẫn đang tìm cách lôi cái đuôi bị thương tích và bầm dập tới mật khu Chu Prong.
- Ngày 4/11, tin tình báo cho biết Trung Đoàn 33 được lệnh ra khỏi căn cứ tại Đồi 732 và đi tới các sườn núi phía tây của Chu Prong gần YA922010 với các tiểu đoàn của trung đoàn khi những tiểu đoàn này tập trung xong thì di chuyển vị trí tời Đồi 732 xuống tới làng Anta (940010) cho tới mạn bắc bờ sông Ia Meur (980000); tin tình báo cũng cho biết các mảnh vụn của trung đoàn vẫn tìm đường về theo hướng tây, bám theo các lòng suối, và xử dụng mọi ẩn núp để tránh bị phát giác bởi các trực thăng Mỹ luôn hiện diện. Còn có một đơn vị vẫn còn tương đối trọn vẹn - tiểu đoàn dùng làm hậu vệ. Khởi sự lên đường sau và di chuyển chậm chạp hơn các đơn vị khác, tiểu đoàn vẫn còn ở phía tây của các vị trí Không Kỵ.
- Ngày 05/11, tin tình báo cho biết Trung Đoàn 66 tiếp tục qui tụ vào các vùng tập trung trong mật khu Chu Prong và Trung Đoàn 33 chờ đợi cho các lực lượng phân tán qui tụ về đơn vị mẹ. Trung Đoàn 32 và Mặt Trận Dã chiến, trong khi đó, còn nguyên vẹn và yên lành tại phía bắc Ia Drang và gần bên biên giới Căm Bốt.
- Ngày 07/11, tin tình báo cho biết Trung Đoàn 33 thưa thớt liếm vết thương và đợi cho các binh sĩ lê gót trở về căn cứ.
- Ngày 08/11, tin tình báo cho biết Trung Đoàn 33 thu thập xong các đơn vị cơ hữu cuối cùng , và rút lui qua phía tây, đồng thời Trung Đoàn 32 đã thoát thân về phía đông sau cuộc phục kích.
- Ngày 09/11, tin tình báo cho biết bản doanh Mặt Trận B3 nằm phía bắc Ia Drang.
Hành Quân Silver Bayonet I
- Ngày 9/11, qua lệnh Tướng Larsen, Tư Lệnh I Field Force Vietnam kiêm Cố Vấn cho Quân Đoàn II, Tướng Knowles, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ Tiền Phương, thay thế Lữ Đoàn 1 Không Kỵ với Lữ Đoàn 3 Không Kỵ, đồng thời hoán chuyển hướng truy lùng địch quân của hành quân All the Way từ tây sang đông cho hành quân Silver Bayonet I của Lữ Đoàn 3 Không Kỵ, nhằm khiến Mặt Trận B3 lầm tưởng quân Mỹ đánh mất tung tích đối phương và nghĩ là đến lúc chuyển từ thế thủ qua thế công để chuẩn bị tấn công trại Pleime lần thứ hai.
- Ngày 10/11, tin tình báo cho biết Mặt Trận B3 sa vào thế nghi binh: sau khi thẩm định tình hình và khi thấy các đơn vị Mỹ coi bộ rút lui về phía đông Pleime, quyết định là cố gắng lấy lại thế thượng phong với một cuộc tấn công. Ngày N tấn công được ấn định là ngày 16 tháng 11 và ra lệnh cho ba trung đoàn tập trung lại để tái phối trí, tái trang bị và tập trận.
- Ngày 12/11, cũng lại qua lệnh của Tướng Larsen, Tướng Knowles được lệnh chuẩn bị tung một tiểu đoàn – Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ - vào chân rặng núi cạnh nơi đóng quân của Trung Đoàn 66 một khi các đơn vị của ba trung đoàn được lệnh bắt đầu di chuyển đến các địa điểm xuất quân để cầm chân chúng tại chỗ cho B-52 có đủ thì giờ bay tới mục tiêu.
- Ngày 14/11, khi tin tình báo cho biết Mặt Trận B3 ra lệnh các đơn vị xuất quân, Ban 3/MACV thông báo cho B-52 cất cánh để bay tới mục tiêu ấn định tại YA 8702 là tọa độ trung tâm khối của lực lượng Mặt Trận B3 và trút bom đợt đầu vào sau giờ ngọ ngày 15/11, đồng thời Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ được đổ bộ tại LZ X-Ray để cầm chân các đơn vị tại chỗ thay vì di chuyển đi tấn công trại Pleime ngay. Tin tình báo cho biết một số đơn vị xung phong của Mặt Trận B3 đã trên đường đi đến Pleime trước bình minh ngày 14/11.
chỉ đổ bộ có một tiểu đoàn, và đổ bộ từ từ kéo dài 5 tiếng đồng hồ mới xong; khi Mặt Trận B3 quyết định đình chỉ tấn công trại Pleime và chỉ cho hai tiểu đoàn – 7 và 9 - ra ứng chiến, phía Mỹ chỉ tăng cường thêm một tiểu đoàn – 2/7;
khi thấy như vậy vẫn chưa đủ vì không cứu nguy được cho một đại đội bị cô lập uy hiếp, phía Mỹ âm thầm tăng cường thêm Tiểu Đoàn 2/5 bằng cách trực thăng vận tới LZ Victor cách xa 5 cây số và lặng lẽ tiến tới lZ X-Ray bằng được bộ vào lúc 12 trưa ngày 15/11, khiến Mặt Trận B3 tưởng lực lượng tương quan vẫn là 2/2, chứ không là 3/2 và không thấy cần phải tung thêm quân vào chiến trường; do đó mục tiêu cho B-52 không bị tan biến.Thế là các đơn vị của Trung Đoàn 32 và 33 vẫn án binh bất động khi B-52 bắt đằu đánh rập sau giờ ngọ.
- Trưa ngày 16/11, để Mặt Trận B3 thấy tương quan lực lượng vẫn là 2/2 thay vì đã trở thành 3/2, Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ được bốc xuất ra khỏi LZ X-Ray bằng trực thăng vận.
- Ngày 17/11, hai Tiểu Đoàn 2/7 và 2/5 Không Kỵ được lệnh rời bỏ LZ X-Ray bằng đường bộ để nhường chỗ cho B-52 đánh rập ngay lên bãi đáp. Các toán quân địch còn ở lại trong vùng X-Ray thình lình chợt vỡ lẽ tại sao Không Kỵ rời bỏ đi khỏi nơi này khi oanh tạc B-52 đánh phủ lên đầu các vị trí cũ.
- Ngày 18/11, Tiểu Đoàn 2/7 Không Kỵ đụng độ mạnh với Tiểu Đoàn 8/Trung Đoàn 66 khi gần tới LZ Albany. Cuộc chiến tao ngộ ác liệt này kéo dài từ trưa đến 9 giờ tối.
Ngày 19/11, Tiểu Đoàn 2/7 Không Kỵ được trực thăng vận đến LZ Crooks vào khoảng 2 giờ trưa để cùng Tiểu Đoàn 2/5 Không Kỵ giữ an ninh cho căn cứ pháo binh mới được thiết lập để yểm trợ cho cuộc hành quân Thần Phong 7 của quân Dù Việt Nam.
Tin tình báo trong ngày cho biết các quân lính sống sót của hai Trung Đoàn 33 và 66 bắt đầu di chuyển từng toán nhỏ về hướng biên giới Căm Bồ, dùng sông Ia Drang làm lá chắn che đậy.
Ngày 20/11, yểm trợ pháo binh tiếp tục nã đạn vào các vị trí của Trung Đoàn 32 phía bắc Ia Drang, trong khi các đơn vị khác gây áp lực tấn lên biên giới Căm Bốt. Các đơn vị pháo binh sư đoàn tại Golf và Crooks tiếp tục cung ứng yểm trợ hỏa lực cho các lực lượng Dù VNCH về hướng tây. Đặc biệt đáng ghi nhận là hỏa lực yểm trợ cho các tiểu đoàn 3 và 6 thuộc Lữ Đoàn Dù khi họ giao tranh với phỏng chừng một tiểu đoàn của Trung Đoàn 32 Bắc Quân.
Trận oanh tạc B-52 bắt đầu từ trưa ngày 15/11 tiếp tục trong 5 ngày kế tiếp cho tới ngày 11/20 (Why Pleime, chương VI):
Trong năm ngày liên tiếp, từ 15 đến 20 tháng 11, các phóng pháo cơ B-52 đã bay tổng cộng 96 phi vụ. Từng khu vực một, các khu vực của rặng núi Chu Prông - mỗi khu 20 dậm vuông - tuần tự trải qua một cơn động đất từ Tây sang Đông. Các công sự và hầm hố trước nay từng chống cản các vụ đánh phá của phi cơ tác chiến và pháo binh bắt đầu bị các trái bom 750 cân anh trực tiếp đánh rập. Lớp cây lá rừng rậm không còn hữu hiệu cho công việc ẩn núp lẫn bao che. "Cửa hậu" vào Căm Bốt bị đóng lại và để trốn thoát, tàn quân Việt Cộng chỉ còn lại thung lũng eo hẹp của Ia Drang.
4. Thành Quả của Chiến Dịch
Thành quả của Chiến Dịch Pleime (Pleime-Chuprong-Iadrang) là hậu cứ Chu Prong bị hoàn toàn phá hủy và toàn bộ lực lượng ba trung đoàn của Mặt Trận B3 bị triệt tiêu. Các thành phần sống sót của Mặt Trận B3 phải thoát thân sang hậu cứ nằm trong lãnh thổ Căm Bốt.
Bản báo cáo Ban 2/MACV nơi trang 67 ghi nhận:
Các phi vụ SLAR và IR bay trong mười ngày đầu trong tháng 12 cung ứng thêm chứng liệu Căm Bốt được xử dụng như một mật khu và hành lang xâm nhập của địch quân. Phân tích kết quả cho thấy một đường đạo xâm nhập chạy từ Phi Trường BO KM90 trong Căm Bốt đến khu vực giao tiếp của ranh giới Căm Bốt/Kontum và Pleiku. Không ảnh chụp ngày 19 tháng 11 tiết lộ một sinh hoạt quân sự dọc theo ranh giới Căm Bốt/NVN trong vùng Sông Prek Drang. Không ảnh cho thấy một vị trí nghỉ chân (với nhiều xe cộ rầm rộ qua lại) chứng tỏ là cuộc rút lui của các đơn vị đến vùng này đã được trù liệu trước.
***
Vai Trò của Không Lực Hoa Kỳ trong Chiến Dịch Pleime
Không Lực Hoa Kỳ đóng hai vai trò khác nhau trong Chiến Dịch Pleime:
- trong Giai Đoạn I, vai trò phụ thuộc yểm trợ cho bộ chiến đẩy lui cuộc tấn công của địch vào trại Pleime;
- trong Giai Đoạn II, vai trò chính tiêu hủy các lực lượng của Mặt Trận B3 tại hậu cứ Chu Prong.
Trại Pleime
Vào tháng 9 năm 1965, hai tháng trước khi Việt Cộng tấn công trại Pleime, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II kết hợp với Ban 3/MACV, đã hoạch định một kế hoạch tiêu diệt hậu cứ Chu Prong của Mặt Trận B3 và đang chờ đợi cho lực lượng chính gồm ba trung đoàn – 32, 33 và 66 – tụ tập lại nhằm chuẩn bị tấn công trại Pleime – dự trù vào cuối năm 1965 – tại hậu cứ này để có cơ hội tiêu diệt một chập hậu cứ và lực lượng với oanh tạc B-52.
Khi Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 quyết định tấn công trại Pleime ngày 19 tháng 10 năm 1965 – sớm hơn dự định – với chỉ duy hai trung đoàn – 32 và 33 – trong khi trung đoàn 66 còn rong rủi trên đường mòn Hồ Chí Minh chỉ tới chiến trường vào khoảng trung tuần tháng 11, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II chỉ hoạch định một cuộc phản công vừa đủ để đẩy lui các chiến binh tấn công, và chờ đợi đến lúc Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 tập hợp ba trung đoàn lại chuẩn bị cho một cuộc tấn công.
Chiến thuật trì hoãn chiến được thực hiện với cuộc hành quân Dân Thắng 21 với sự yểm trợ của hỏa lực dồi dào của Không Lực Hoa Kỳ.
Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II chỉ gom góp quân bộ chiến vừa đủ để ngăn ngừa các lực lượng tấn công địch tràn ngập trại Pleime án ngữ bởi 500 DSCĐ Thượng bằng một lực lượng tăng cường gồm hai đội toán 160 chiến binh Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ-Việt và ngăn ngừa địch khống chế chiến đoàn tiếp cứu gồm một đội ngũ 1.000 chiến binh. Hai toán quân này phải đối đầu mỗi bên với 2.000 chiến binh thuộc hai trung đoàn địch. Lực Lượng phản công chính được cung ứng bởi hỏa lực mạnh mẽ của Không Lực Hoa Kỳ. Điều này giải thích tại sao Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II chỉ yêu cầu được tăng cường bởi Ingram Task Force gồm một tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn pháo binh và chống đối sự tham dự của toàn bộ một Lữ Đoàn Kỵ Binh Mỹ theo đề nghị của Tướng Kinnard. Điều này cũng giải thích tại sao Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II không xử dụng tới Chiến Đoàn Alpha TLQC và Chiến Đoàn Dù, hai lực lượng trừ bị của quân đoàn, như trong trường hợp địch vây hãm trại Đức Cơ vào tháng 8 năm 1965.
Công cuộc yểm trợ của Không Lực Hoa Kỳ được thẩm định trong bản Báo Cáo Project CHECO tựa đề The Siege of Pleime đề ngày 24 tháng 2 năm 1966.
- Không yểm tại trại Pleime:
Trong mười ngày kế tiếp ngày 19/10, hỏa lực không quân đóng vai trò then chốt trong việc bẻ gẫy cuộc tấn công. Trong 696 phi xuất ngày đêm, các phi cơ B-57, AIE, F-100, and F-8 trút 866,300 pounds bom GP, 250,380 pounds bom mảnh, 485,880 pounds bomnapalm, cộng thêm hỏa tiễn, CBU và hoả lực súng trực thăng võ trang vào các vị trí VC sát nách hàng rào trại khoảng cách 35 thước. Khi cuộc oanh kích chấm dứt, địch quân mất 326 chết đếm được xác, và quân trú phòng ước tính khoảng 700 tử thi được lôi đi. Đây là một cuộc hành quân không yểm tiếp cận lớn nhất trong cuộc chiến, và có lẽ hiệu nghiệm nhất.
- Không yểm tại ổ phục kích:
Các Không Trợ Viên Không Quân trên các phi cơ thả trái sáng điều khiển 74 phi xuất, bới các phóng pháo cơ xử dụng bom napalm, bom đa dụng, mảnh vụn, CBU, hỏa tiễn 2.75 và súng nòng 22 ly yểm trợ cho chiến đoàn tiếp cứu. Phi cơ AC-47 “Puff”, thả 25 trái sáng và bắn 4.000 viên đạn của hỏa lực súng nhỏ 7.62 ly chống quân tấn công. Vào lúc 030G, ngày 24 tháng 10, hỏa lực nhắm vào đoàn xe tiếp cứu giảm thiểu xuống các loại súng nhỏ, và vào lúc 1300G, VC đoạn giao chiến vì bị oanh kích. Ngoài gây thương vong nặng cho các toán quân VC, các cuộc oanh kích của KLHK đã phá hủy hầu hết các súng phòng không và bích kích pháo, khiến cho địch quân không có các loại súng cộng đồng này trong trận chiến tại LZ X-Ray (Why Pleime, chương V):
Tỉ lệ 1/10 chứng tỏ tiểu đoàn 1/7 rất là may mắn vì thật bất ngờ là từ trên các đồi bao quát ngó xuống bãi đáp, địch đã không đặt các vũ khí cộng đồng để yểm trợ các cuộc tấn công. Tình trạng này chỉ có thể giải thích bởi các lý do địch đã mất gần hết các vũ khí cộng đồng trong đợt đầu.
Hậu cứ Chu Prong
Một khi hai trung đoàn VC bị đẩy lui khỏi trại Pleime, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II tập trung chú ý vào việc xử dụng oanh tạc B-52 để triệt tiêu toàn bộ ba trung đoàn của lực lượng Mặt Trận B3 cùng một lúc.
1st Air Cavalry Brigade được giao trách vụ lùa các toán quân tản mác của hai trung đoàn VC trên đường tháo lui về hậu cứ Chu Prong với hành quân All the Way từ ngày 27 tháng 10 đến 9 tháng 11.
3rd Air Cavalry Brigade được giao trách vụ khuyến dụ Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 tập họp lại ba trung đoàn để chuẩn bị một cuộc tấn công lần thứ hai vào trại Pleime với hành quân Silver Bayonet I bắt đầu từ ngày 10 tháng 11.
1/7 Air Cavalry Battalion, 2/7 Air Cavalry Battalion và 2/5 Air Cavalry Battalion được giao trách vụ ghim ba trung đoàn VC án binh bất động tại các vùng xuất quân từ ngày 14 đến 17 tháng 11.
Các pháo đài B-52 nhập cuộc oanh tạc vào chiều ngày 15 tháng 17 (chính xác vào lúc 1600G) và đánh rập toàn bộ vùng hậu cứ Chu Prong trong suốt năm ngày kế tiếp.
- Pleiku Campaing, trang 88:
Ngày 15/11 cũng được đánh dấu bởi việc xử dụng lần đầu tiên một vũ khí mới của lực lượng Mỹ và gây kinh hoàng cho quân lính địch kể cả những chiến binh gan lì nhất. Ngay sau giờ ngọ, một vùng rộng lớn quanh vị trí YA8702 thình lình nổ tung với hàng trăm tấn bom làm rung chuyển khắp cùng mặt đất như thể một tấm thảm đang được trải ra. Các phóng pháo cơ B-52 đã đánh rập. Trong năm ngày kế tiếp các phóng pháo cơ khổng lồ làm thịt một vùng rộng lớn của rặng núi Chu Prong.
- Why Pleime, chương VI :
Trong năm ngày liên tiếp, từ 15 đến 19 tháng 11, các phóng pháo cơ B52 đã bay tổng cộng 96 phi vụ. Từng khu vực một, các khu vực của rặng núi Chu Prông - mỗi khu 20 dậm vuông - tuần tự trải qua một cơn động đất từ Tây sang Đông. Các công sự và hầm hố trước nay từng chống cản các vụ đánh phá của phi cơ tác chiến và pháo binh bắt đầu bị các trái bom 750 cân anh trực tiếp đánh rập. Lớp cây lá rừng rậm không còn hữu hiệu cho công việc ẩn núp lẫn bao che. "Cửa hậu" vào Căm Bốt bị đóng lại và để trốn thoát, tàn quân Việt Cộng chỉ còn lại thung lũng eo hẹp của Ia Drang.
- G3/IFFV:
Ngày 15/11/65 lúc 10:30G: MAVC J3 (Gen DePuy) Gen DePuy gọi Col Barrow và hỏi Arc Light đã được thông qua với Tư Lệnh QĐ II chưa. Col Barrow trả lời rồi, Tư Lệnh QĐ II đã chấp thuận Arc Light. Đồng thời DePuy muốn biết nếu đơn vị của 1st Cav đã nhận giới hạn áp đặt lúc 151600G cấm không được vượt qua phía tây của lằn rang ô vuông YA chưa. Col Barrow thông báo Gen DePuy là 1st Cav đã đáo nhận giới hạn và sẽ tuân theo. Gen DePuy đích thân thay đổi đồ hình mục tiêu.
- Ngày 16/11: Oanh tạc Arc light lúc 1602H-1632H, vùng YA 8607, 9007, 8600, 9000; tất cả phi cơ đúng mục tiêu ngoại trừ một số bom rớt trong vùng chung, YA 8015, 8215, 8212, 8412, đang điều tra nguyên do.
- Ngày 17/11: Yêu cầu Arclight YV 932985, YV 936996, YA 898005, YA 898019. Thời điểm trên mục tiêu 171300G.
- Ngày 18/11: Arc light cho 1300G trên mục tiêu. Ưu tiên 1. 9201-9401-9298-0408. Ưu tiên 2. 9099-9299-9096-9296. Ưu tiên 3. 8306-8506-8303-8503.
- 21/11/65 lúc 22:00G: Quân Đoàn II Capt Neary và Capt Martin - (mật mã) Yêu cầu cho biết thời điểm cuộc tấn công của Lữ Đoàn Dù vào mục tiêu tại YA 810055. Lữ Đoàn Dù có hay biết gì đến Thả Bom B 52 (Arc Light) số 4 lúc 221210g không.
- Lúc 14:50G: Ban 3 Không Lực (Capt Green) Oanh tại Thả Bom B 52 (Arc Light) không đúng giờ. Chưa có kết quả.Thiệt hại máy bay trong Chiến Dịch Pleime
Căn cứ theo bản Báo Cáo Project CHECO:
- - Ngày 20/10 lúc 0950G: một chiếc HUIB bị bắn hạ đang khi yểm trợ tái tiếp liệu. Bốn quân nhân Mỹ bị chết. Một chiếc B-57 bị bắn hạ, phi hành đoàn thoát nạn. Một chiếc B-57 khác bị buộc đáp xuống mặt đất tại Pleiku.
- - Ngày 20/10 lúc 2330G: một chiếc C-123 bị trúng đạn từ mặt đất bắn lên – không nghiêm trọng. Một chiếc C-123 khác bị trúng 15 viên đạn cỡ 30. Bị hư hại nặng. Hai chiếc C-123 nữa cũng bị trúng đạn từ mặt đất bắn lên.
- - Ngày 21/10 lúc 0950G: một chiếc HU1B đâm nhào xuống mặt đất tại 15 dậm phía nam Pleiku, đang khi bảo vệ công cuộc cứu thương. Bốn quân nhân Mỹ bị giết.
- - Ngày 22/10 lúc 0135G: một chiếc A1E bị bắn hạ phía tây trại, phi công nhảy dù ra khỏi phi cơ. Phi công hạ cánh xuống mặt đất
- - Ngày 21/10 lúc 1020G: một chiếc A1E bị bắn hạ phía nam trại. Phi công hạ cánh xuống mặt đất.
- - Ngày 13/11: Hai chiếc UH1B bị hỏa lực mạnh từ mặt đất bắn hạ. Một chiếc A1E bị bắn hạ, phi công chết.
- - Ngày 16/11: Hai chiếc UH1B bị bắn hạ, phi hành đoàn chiếc trực thăng thứ nhất thoát nạn, nhưng trực thăng thứ hai đâm nhào xuống mặt đất, tất cả bốn nhân viên phi hành đoàn bị chết.
Nguyễn Văn Tín
Ngày 10 tháng 10 năm 2013
***
Duyệt Xét Bản Báo Cáo “Khía Cạnh Tình Báo của Pleime/Chuprong”
1. Không rõ bản báo cáo được thảo xong ngày tháng nào, chỉ biết là thư viện US Army War College nhận được một ấn bản ngày 22 tháng 8 năm 1966. Vì là một bản tường trình sau trận đánh – về khía cạnh tình báo - nên chỉ có thể đoan chắc là bản báo được thảo xong sau tháng 11 năm 1965 và trước ngày 22 tháng 8 năm 1966.
2. Bản báo cáo do Ban 2/MACV soạn thảo và có lời tựa với chữ ký của Chuẩn Tướng J.A. McChristian Trưởng Phòng Ban 2/MACV.
3. Bản báo cáo đề cập tới khía cạnh tình báo của chiến dịch Pleime/Chuprong từ ngày 20 tháng 10 đến ngày 20 tháng 11 năm 1965. Như vậy nghĩa là chỉ nói tới giai đoạn I và giai đoạn II của toàn bộ chiến dịch Pleime gồm ba giai đoạn Pleime/Chuprong/Iadrang, từ ngày 20 tháng 10 đến 26 tháng 11 năm 1965.
4. Phần 07. Thi hành, chính yếu ghi tóm lược hành quân và tóm lược tình báo hằng ngày, từ ngày 23 tháng 10 đến 20 tháng 11, giống y hệt phần 07. Thi Hành, từ ngày 23 tháng 10 đến 20 tháng 11 của Chiến Dịch Pleiku do Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ soạn thảo. Ban 2/MACV chỉ thêm tóm lược hành quân và tình báo cho ngày 20-22 tháng 10 năm 1965.
5. Ngoài ra, phần Khái Niệm Hành Quân, và phần Rút kinh nghiệm của hai bản báo cáo Ban 2/MACV và BTL/SĐ1KK cũng giống y hệt nhau. Thêm nữa, phần Kết luận của Ban 2/MACV thì lại là một đoạn trích của phần Mở Đầu của BTL/SĐ1KK.
6. Vì bản của BTL/SĐ1KK được soạn thảo xong và trình Tướng Kinnard ký ngày 4 tháng 3 năm 1966 mà bản của Ban 2/MACV không biết được soạn thảo xong và trình Tướng Christian ký ngày nào, nên khó xác định được ai sao chép ai.
Có một tài liệu khả dĩ giúp làm sáng tỏ vấn đề này. Why Pleime nhắc tới bản báo cáo tình báo đề ngày 24 tháng 11 năm 1965 của Ban 2/SĐ1KK: “27. Intelligence Report, Hqs, 1st Air Cav Div, Office of the G-2, Dated 24 Nov 65, Subject: Ia Drang Valley (Silver Bayonet 1) YA 9104 14-19 Nov 65.” Như vậy xác suất Ban 2/MACV sao chép Pleiku Campaign của BTL/SĐ1KK phần mô tả hành quân từ ngày 20 tháng 10 đến 20 tháng 11 năm 1965 cao hơn là ngược lại.
7. Tuy nhiên dựa vào lời của Tướng Christian:
Khi nhận thức thấy rõ là trong chiến dịch Chu Prong một trận chiến tầm cỡ lớn đang hình thành, Phụ Tá Tham Mưu Trưởng/Ban 2, yêu cầu các lực lượng tại chiến trường phải ghi chép cách chính xác các thao tác hành quân vào sổ nhật ký để sau này sẽ được đưa vào một bản báo cáo sau trận đánh. Sau khi tiếp nhận được thông tin này một bản tường trình sau trận đánh đã được soạn thảo và cống hiến cho chỉ huy trưởng ở mọi tầng cấp tùy nghi xử dụng.
có thể suy diễn cấu trúc bản báo cáo hành quân từng ngày gồm hai phần tóm lược hành quân và tóm lược tình báo với dụng ý cho thấy mối liên hệ tương quan hậu quả và ảnh hưởng của hai khía cạnh khái niệm hành quân và tình báo, là sáng kiến của Tướng Christian, Trưởng Phòng Ban 2/MACV.
8. Điều đáng ghi nhận là bản báo Ban 2/MACV dè dặt hơn bản báo cáo BTL/SĐ1KK khi nêu lên phương pháp thu thập tình báo chỉ liệt kê có SLAR (radar), IR (hồng ngoại tuyến), không ảnh và hỏi cung tù binh, và bỏ qua không nói tới RR (radio research - kiểm thính phát sóng radio): “The DTOC received direct SLAR and infra-red (I-R) reports from the aerial surveillance and target acquisition platoon (OV-1 Mohawk) and USAF sources, plus reports and the Radio Research Unit.” (Pleiku Campaing, trang 128).
Chỉ có nguồn tình báo gặt hái được qua phương pháp kiểm thính mới có được thông tin thức thời về ý định, trù tính, bàn thảo tại Bộ Tư Lệnh B3. Tỉ như (kiểm thính thức thời trong ngày xảy ra):
- Ngày 1/11, ngay sau khi tới làng Anta, các cán bộ Trung Đoàn 33 mở một cuộc họp để tìm cách khám phá nguyên do nào khiến các lực lượng Mỹ liên tục pháo tập chính xác. Họ đi đến kết luận là phải có gián điệp nằm trong hàng ngũ mới có thể cung cấp vị trí và di chuyển của các đơn vi thuộc trung đoàn.
- Ngày 2/11, Bộ Tư Lệnh B3 nhận được tin Trung đoàn 66 bắt đầu di chuyển vào các vùng tập trung trong vùng Chu Prong-Ia Drang
- Ngày 4/11, Trung Đoàn 33 được lệnh ra khỏi căn cứ tại Đồi 732 là nơi ra vào bất tiện, và đi tới các sườn núi phía tây của Chu Prong gần YA922010 với các tiểu đoàn của trung đoàn khi những tiểu đoàn này tập trung xong thì di chuyển vị trí tời Đồi 732 xuống tới làng Anta (940010) cho tới mạn bắc bờ sông Ia Meur (980000);
- Ngày 08/11 Trung Đoàn 33 thu thập xong các đơn vị cơ hữu cuối cùng và bắt đầu đếm đầu người. Nhiều binh sĩ khiếm diện. Trung đoàn ghi nhận các con số tổn thất sau đây:
Đơn Vị * Quân Sộ Trước Pleime Phần Trăm hay Con Số tổn Thất
Tiểu Đoàn 1: 500, 33% chết
Tiểu Đoàn 2: 500, 50% chết
Tiểu Đoàn 3: 500, 33% chết
Đại Đội Bích Kích Pháo Trung Đoàn: 120, 50% chếtTiểu Đoàn 3: 500, 33% chết
Đại Đội Súng Phòng Không Trung Đoàn: 150, 60% chết
Đại Đội Truyền Tin Trung Đoàn: 120, 4 chết-16 mất tích
Đại Đội Vận Tải Trung Đoàn: 150, 50% chết
Đại Đội Quân Y Trung Đoàn: 40, 80% chết hay mất tích
Đại Đội Công Binh Trung Đoàn: 60, 15 chết hay mất tích
Đại Đội Trinh Sát Trung Đoàn: 50, 9 chếtTổng cộng, đếm đầu người cho thấy 890 người của con số nguyên thủy 2200 bị giết, với hơn 100 mất tich và nhiều binh sĩ hứng chịu những vết thương hủy hoại thân thể. Các quân trang mất mát cũng nặng đối với đại đội súng phòng không trung đoàn mất 13 trong số 18 súng và đại đội bích kích pháo trung đoàn mất 5 trong số 9 ống súng. Thêm 6 ống súng bích kích pháo bị mất bởi các tiểu đoàn, cùng với hầu hết các súng không giựt. Đạn dược, thực phẩm và thuốc men mất đi cũng bộn.
- Ngày 8/11, tại bản doanh Mặt Trận Dã Chiến phía bắc Ia Drang, ngày hôm nay là ngày kiểm điểm phân tích. Đính kèm số 15 mô tả bức ảnh tình báo trình cho các cấp chỉ huy ngày 9 tháng 11.
- Ngày 11/11, Bộ Tư Lệnh trù tính tấn công trại Pleime lần thứ hai vào ngày 16/11.
- Ngày 12/11, các đơn vị tiếp tục chuẩn bị và tập dượt cho cuộc tấn công dự tính trại Pleime.
- Ngày 13/11, các lực lượng bắt đầu tụ tập trong vùng Chu Prong-Ia Drang để chuẩn bị di chuyển tới Pleime và tấn công dự tính ngày 16/11, một vài đơn vị trinh sát và vận chuyển đã lên đường.
Mức độ hết sức chính xác của các cuộc tấn kích khiến cho cấp lãnh đạo trung đoàn bực tức triệu tập một buổi họp nhằm khám phá điều gì đã cho phép các lực lượng Mỹ liên tiếp oanh kích chính xác như vậy. Họ đi đến kết luận là chỉ có thể gián điệp nằm trong hàng ngũ mới có thể cung cấp địa điểm và di chuyển của các đơn vị của trung đoàn.
(Chiến dịch Pleiku, ngày 1 tháng 11, trang 46)
10. Một thông tin cá biệt chỉ tìm thấy trong bản báo cáo Ban 2/MACV (nơi trang 6: mô tả tình hình trước cuộc hành quân) là kế hoạch đánh rập mật khu Chu Prong bằng B-52 được điều nghiên từ tháng 9 năm 1965, trước khi Việt Cộng khởi động chiến dịch Plâyme ngày 19 tháng 10 năm 1965:
Căn cứ Chu Prong được biết là đã được tạo lập lâu trước cuộc tấn công Pleime và Ban 2 MACV đã chấm lấy vùng này để nghiên cứu vào tháng 9 năm 1965 như là có thể làm mục tiêu cho B-52.
Điều này chứng tỏ cho thấy là chiến dịch Plâyme của Việt Cộng tạo cơ hội cho Quân Đoàn II phối hợp với Ban 3/MACV phụ trách Trung Tâm Hành Oanh Tạc Chiến Lược B-52 thực hiện kế hoạch phá hủy mật khu Chuprong/Iadrang đồng thời triệt tiêu toàn bộ lực lượng gồm ba trung đoàn của Mặt Trận B3 bằng B-52.
Nguyễn Văn Tín
31 tháng 8 năm 2013
***
Phê Bình Nhận Xét của Tướng Bùi Nam Hà về Chiến Dịch Plâyme
Trong cuốn sách, Chiến thắng Plây Me: ba mươi năm sau nhìn lại: tài liệu hội thảo khoa học(*), Thiếu Tướng Bùi Nam Hà lên tiếng góp ý với bài, Từ Plây Mê-Ia Đrăng đến Sa Thầy, Đắc Tô, Một Chặng Đường Phát Triển Đầy Sáng Tạo Trong Nghệ Thuật Đánh Mỹ Ở Chiến Trường Tây Nguyên.
Ông tuyên bố là một người trong cuộc, với cương vị Tham Mưu Trưởng mặt trận, góp một vài nhận xét về chiến dịch .
Xin nói ngay là bài có khá nhiều nhận xét sai lầm và nét nổi bật chung của toàn bài là nặng phần tuyên truyền cổ võ ba quân hơn là phân tách khách quan thuần túy quân sự.
Hành quân Long Breach
Ngay từ đầu bài, Tướng Nam Hà đã sai lầm trầm trọng khi gọi tên của cuộc hành quân Mỹ nhằm “tìm và diệt” đối phương là Long Breach. Đây không phải lỗi in ấn chính tả, vì vài đoạn văn sau, ông viết:
Sư đoàn kỵ binh bay số 1 (...) hình thành một binh đoàn chiến dịch binh quân chủng hợp thành với ý định mở cuộc hành quân Long Breach (tạm dịch: đốt phá) tìm diệt quân chủ lực ta.
Không hiểu sao mà Tướng Nam Hà lại có thể “tạm dịch Long Breach là đốt phá”? Tuy nhiên xin bỏ qua chuyện nhỏ này vì tên đúng của cuộc hành quân là Long Reach do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đặt tên cho cuộc hành quân khi giao cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ nhiệm vụ truy đuổi tàn quân địch sau trận vây lấn và phục kích tại trại Pleime. Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, viết trong cuốn, Pleime, Trận Chiến Lịch Sử, nơi trang 101:
Vì vậy quyết định phải tổ chức truy kích địch của Bộ Tư Lệnh Quân đoàn II, trong đó Sư đoàn I Không Kỵ làm nỗ lực chính và Liên Đoàn Nhảy dù VN làm trừ bị sẵn sàng tham dự khi tình hình tiến triển và đòi hỏi, được toàn thể chiến sĩ của Sư đoàn hân hoan nhận lãnh, vì đã mấy đơn vị được may mắn mở những trang sử đầu của mình với một cuộc trường chinh (Long Reach).
Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ thực hiện cuộc hành quân Long Reach với ba cuộc hành quân All the Way (27/10-9/11, Lữ Đoàn 1 Không Kỵ), Silver Bayonet I (9/11-17/11, Lữ Đoàn 3 Không Kỵ), và Silver Bayonet II (17/11-26/11, Lữ Đoàn 2 Không Kỵ). Khi thảo bản tường trình sau trận đánh, phía Mỹ cải danh xưng Long Reach thành Pleiku Campaign có lẽ với dụng ý xóa bỏ dấu vết lệ thuộc vào quyền lãnh đạo cuộc hành quân của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II.
Chủ yếu chiến dịch Plây Me là quân Mỹ
Tướng Nam Hà nhận xét:
Quyết tâm chiến dịch và chiến đấu được khẳng định là dụ quân địch vào trận để vây diệt mà đối tượng là tổng dự bị chiến dịch – chiến lược Mỹ-ngụy, chủ yếu là quân Mỹ.
Tướng Nam Hà khẳng định như vậy là quá xa sự thật. Chủ đích nguyên thủy của chiến dịch Plây Me là triệt hủy toàn bộ lực lượng của Quân Đoàn II bằng thế “công đồn đả viện”. Chính vì muốn tránh đụng độ lớn với quân Mỹ mà thay vì phát động chiến dịch được dự tính vào cuối năm 1965 hay đầu năm 1966 thì lại khởi động tiến công sớm hơn ngày 19 tháng 10 năm 1965 cốt ý là hy vọng Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ mới đổ bộ lên bờ biển Qui Nhơn cuối tháng 9 và đang rục rịch khăn gói lên An Khê lập trại vào giữa tháng 10 chưa sẵn sàng ứng chiến, mặc dù Trung Đoàn 66 mãi đến đầu tháng 11 mới lê gót được đến mật khu Chu Prong.
Rồi khi cho lệnh hai Trung Đoàn 32 và 33 rút lui về mật khu Chuprong-Iadrang với chủ đích kết tụ với Trung Đoàn 66 tiến công trại Pleime lần thứ hai, và lần này sẽ đánh dứt điểm chứ không đánh viện. Quả thật vậy, Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 đã không tổ chức đối đầu ứng chiến với Lữ Đoàn 1 Không Kỵ khi bị lùa về mật khu Chu Prong mà chỉ tập trung quân lại nhằm tấn công trại Pleime lần thứ hai khi nhầm tưởng Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh thay thế cho Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh đánh mất tung tích của các đơn vị mình nên Mặt Trận B3 liền cải đổi thế thủ qua thế công, để rồi bị quân Mỹ đột kích bất thần tại chân rặng núi Chu Prong đang khi các đơn vị chuẩn bị lên đường tiến công trại Pleime tại các địa điểm xuất quân. Thành thử Bộ Tư Lệnh B3 rút quân về Chu Prong không phải là dụ quân Mỹ vào để đánh mà là để chuẩn bị nỗ lực triệt tiêu trại Pleime trong một cuộc tiến công thứ hai.
Phi Pháo Mỹ
Tướng Nam Hà nhận xét:
Với địa hình có “rừng che bộ đội, rừng ngăn quân thù”, lại có tài ngụy trang khéo léo, ý thức giữ bí mật, kỷ luật cao, bộ đội ta đã hạn chế, vô hiệu hóa được một phần sức mạnh của không quân, pháo binh các loại của Mỹ - chỗ dựa chủ yếu cho sức mạnh của chúng.
Tướng Nam Hà quả thật không ngờ là phía Mỹ-ngụy đã chủ yếu đánh bại đối phương bằng oanh tạc B-52, chứ không phải bằng bộ chiến và pháo binh. Đại Tá Hiếu viết trong cuốn , Why Pleime, nơi chương VI:
Trong năm ngày liên tiếp, từ 15 đến 19 tháng 11, các phóng pháo cơ B52 đã bay tổng cộng 96 phi vụ. Từng khu vực một, các khu vực của rặng núi Chu Prông - mỗi khu 20 dậm vuông - tuần tự trải qua một cơn động đất từ Tây sang Đông. Các công sự và hầm hố trước nay từng chống cản các vụ đánh phá của phi cơ tác chiến và pháo binh bắt đầu bị các trái bom 750 cân anh trực tiếp đánh rập. Lớp cây lá rừng rậm không còn hữu hiệu cho công việc ẩn núp lẫn bao che. "Cửa hậu" vào Căm Bốt bị đóng lại và để trốn thoát, tàn quân Việt Cộng chỉ còn lại thung lũng eo hẹp của Ia Drang.
Nắm thắt lưng địch mà đánh
Tướng Nam Hà nhận xét:
Nhân tố thứ hai là phát huy sở trường về tiến công vận động của binh đoàn chủ lực cơ động mà nội dung cơ bản là đánh gần với khẩu hiệu: “Nắm thắt lưng địch mà đánh”. Theo nguyên tắc đó, từ Tư Lệnh chiến dịch đến từng chiến sĩ các đơn vị binh chủng theo chức trách, vị trí của mình mà cố gắng tiếp cận bám sát địch đến mức độ tối đa. Tất cả là nhằm bảo đảm đưa toàn bộ các tiểu đoàn đột kích vào các trận chiến đấu giáp lá cà. Đó là thể hiện tư tưởng tích cực tiến công tiêu diệt địch của quân đội ta, là cách đánh bảo đảm cho ta luôn nắm quyền chủ động, còn địch lúng túng bị động, phải đối phó với ta hết tình huống này đến tình huống khác, hết trận này đến trận khác.
Có ba tình huống trong đó phía Mỹ-ngụy đã không một tị “lúng túng” hoá giải thế “Nắm thắt lưng địch mà đánh”:
- (1) Chiến thuật Việt Cộng xử dụng để triệt hạ thiết đoàn tiếp cứu ở địa điểm phục kích là đặt để các bộ đội thiết bị lưỡi lê và dao găm tiến sát tới cạnh các xe tăng và xe bọc sắt trực sẵn để giết hại các binh sĩ của thiết đoàn sẽ bấn loạn tinh thần tự nhiên chui ra khỏi lòng xe và nhảy xuống đất để ứng chiến quân phục kích. Trung Tá Nguyễn Trọng Luật biết vậy, nên đã ra lệnh các chiến binh không nhảy ra khỏi xe đồng thời thả cửa tung lựu đạn tay ra banh xác các chiến binh Việt Cộng. Đến khi cuộc phục kích kết thúc thì chỉ việc ung dung xuống xe đi đếm xác địch bị lựu đạn giết hại nằm ngổn ngang sát cạnh các xe tăng.
- (2) Với thế “kiềm vĩ kích thủ”, nắm đuôi với bộ binh đập đầu với oanh tạc B-52, cán binh Việt Cộng chịu bó tay chết thảm trong khi các toán quân Mỹ cẩn thận đứng xa vùng oanh tạc khoảng cách an toàn trên 3 cây số.
- (3) Đến khi lính dù Việt Nam nhảy vào vòng chiến trong giai đoạn chót của chiến dịch Pleime thì các cán binh Việt Cộng của hai Tiểu Đoàn Việt Cộng – 635 và 334 – sống sót chỉ tìm cách tránh nhé sợ đụng độ với quân dù, mặc dù vậy cũng bị quân dù phục kích hai lần, bị thiệt hại khoảng 200 tên
No comments:
Post a Comment