Trung Tướng Ngô Du,
Thế Trận QĐ 2 Tại Cao Nguyên
Sinh Tồn chuyển
Trung tướng Ngô Du và chiến trường Quân khu 2 trước 1972
Tháng 8/1970, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ban hành sắc lệnh tái tổ chức an ninh lãnh thổ VNCH. Theo đó, các Vùng chiến thuật được đổi thành Quân khu, mỗi Quân khu do một Quân đoàn đảm trách. Cũng theo sắc lệnh này, các Khu chiến thuật do Sư đoàn đảm trách được bãi bỏ, tuy nhiên mỗi Sư đoàn vẫn được phân nhiệm hoạt động trên một địa bàn rộng theo tình hình và địa thế của từng Quân khu. Cùng với sắc lệnh này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã bổ nhiệm 2 tân tư lệnh Quân đoàn: thiếu tướng Ngô Quang Trưởng, nguyên tư lệnh Sư đoàn 1 BB được bổ nhiệm giữ chức tư lệnh Quân đoàn 4 & Quân khu 4 thay thế thiếu tướng Ngô Du; tướng Du được cử giữ chức tư lệnh Quân đoàn 2 & Quân khu 2 thay thế trung tướng Lữ Lan. Vài tháng sau, cả hai vị tân tư lệnh Quân đoàn 2 và 4 đều được thăng trung tướng.
Tháng 8/1970, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ban hành sắc lệnh tái tổ chức an ninh lãnh thổ VNCH. Theo đó, các Vùng chiến thuật được đổi thành Quân khu, mỗi Quân khu do một Quân đoàn đảm trách. Cũng theo sắc lệnh này, các Khu chiến thuật do Sư đoàn đảm trách được bãi bỏ, tuy nhiên mỗi Sư đoàn vẫn được phân nhiệm hoạt động trên một địa bàn rộng theo tình hình và địa thế của từng Quân khu. Cùng với sắc lệnh này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã bổ nhiệm 2 tân tư lệnh Quân đoàn: thiếu tướng Ngô Quang Trưởng, nguyên tư lệnh Sư đoàn 1 BB được bổ nhiệm giữ chức tư lệnh Quân đoàn 4 & Quân khu 4 thay thế thiếu tướng Ngô Du; tướng Du được cử giữ chức tư lệnh Quân đoàn 2 & Quân khu 2 thay thế trung tướng Lữ Lan. Vài tháng sau, cả hai vị tân tư lệnh Quân đoàn 2 và 4 đều được thăng trung tướng.
Cũng cần ghi nhận rằng thiếu tướng Ngô Du đã nhận chức tư lệnh Quân đoàn 4 vào tháng 5/1970 thay thế thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh bị tử nạn trực thăng. Trước khi được giao phó trọng trách chỉ huy Quân đoàn, tướng Ngô Du đã từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng. Theo tài liệu của Khối Quân sử/Phòng 5 Bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH và tài liệu về các Sư đoàn VNCH do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ biên soạn, vào tháng 4 năm 1957, khi Quân lực VNCH trong giai đoạn hình thành và phát triển với 4 Sư đoàn Dã chiến và 6 Sư đoàn Khinh chiến, tướng Ngô Du đã được Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm cử giữ chức tư lệnh Sư đoàn 4 Dã chiến khi ông còn mang cấp trung tá. Ông giữ chức vụ này từ tháng 4/1957 đến tháng 3/1958 (trong năm 1958, Sư đoàn này được cải danh thành Sư đoàn 7 Bộ binh). Cuối tháng 1/1964, khi mang cấp đại tá, ông được cử giữ chức tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh (từ 30 tháng 1 đến 29/7/1964), thăng chuẩn tướng vào tháng 5/1964. Năm 1968, Ông được thăng thiếu tướng khi đang phụ trách kế hoạch Hành quân Bình định của Bộ Tổng tham mưu QL.VNCH.
Nhận chức tư lệnh Quân đoàn 2 vào mùa thu 1970, đúng vào lúc CQ đang gia tăng nỗ lực tại chiến trường Tây nguyên. Trong 3 tháng cuối của năm 1970 và trong suốt năm 1971, dưới quyền chỉ huy của tướng Ngô Du, Quân đoàn 2 với sự tăng cường của các đơn vị Sư đoàn Nhảy Dù QL.VNCH và các đơn vị Đồng minh Mỹ, Đại Hàn, đã nỗ lực đánh bại nhiều cuộc tấn công cường tập của CSBV tại các mặt trận lớn trên địa bàn các tỉnh Kontum, Pleiku, Quảng Đức, Bình Định...
Phối trí lực lượng của Quân đoàn 2/Quân khu 2 đầu năm 1972
Đầu năm 1972, các đơn vị Hoa Kỳ lần lượt rút quân khỏi Cao nguyên, Quân đoàn 2 đã tái phối trí lực lượng để bảo vệ lãnh thổ. Lực lượng chính của Quân đoàn 2 gồm Sư đoàn 22 BB và Sư đoàn 23 BB được phối trí như sau.
-Sư đoàn 22 Bộ binh chịu trách nhiệm phía Bắc Quân khu 2 gồm 5 tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn, Pleiku và Kontum.
Đầu năm 1972, các đơn vị Hoa Kỳ lần lượt rút quân khỏi Cao nguyên, Quân đoàn 2 đã tái phối trí lực lượng để bảo vệ lãnh thổ. Lực lượng chính của Quân đoàn 2 gồm Sư đoàn 22 BB và Sư đoàn 23 BB được phối trí như sau.
-Sư đoàn 22 Bộ binh chịu trách nhiệm phía Bắc Quân khu 2 gồm 5 tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn, Pleiku và Kontum.
-Sư đoàn 23 Bộ binh trách nhiệm 7 tỉnh và 1 thành phố còn lại của Quân khu 2 gồm có: Ban Mê Thuột, Tuyên Đức, Quảng Đức, Lâm Đồng Khánh Hòa, Cam Ranh, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Ngoài 2 sư đoàn Bộ binh, lực lượng Lục quân tác chiến của Quân đoàn 2 còn có 1 liên đoàn Biệt động quân tiếp ứng, 12 tiểu đoàn Biệt động quân biên phòng, 1 lữ đoàn Kỵ binh, một số tiểu đoàn Pháo binh trực thuộc Quân đoàn, 1 liên đoàn Công binh Chiến đấu.
Trước khi trận chiến Hè 1972 xảy ra, tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh là thiếu tướng Lê Ngọc Triển, tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh là chuẩn tướng Võ Văn Cảnh. Trong thời gian làm tư lệnh các sư đoàn nói trên, tướng Triển và tướng Cảnh đã chỉ huy có kết quả trong các cuộc hành quân thuộc khu vực trách nhiệm của mình. Thế nhưng vào tháng 2/1972, ông John Paul Vann, cố vấn trưởng Quân đoàn 2 yêu cầu trung tướng Ngô Du phải thay thế hai vị tướng này. Ông Vann nguyên là trung tá cố vấn trưởng Sư đoàn 7 Bộ binh VNCH trong thời kỳ đại tá Huỳnh Văn Cao làm tư lệnh (1961-1962); ông đã giải ngũ với cấp bậc trung tá, một thời gian sau trở lại Việt Nam và giữ nhiều chức vụ quan trọng, chức vụ cuối cùng của ông trước khi tử nạn vào cuối năm 1972, là cố vấn trưởng Quân đoàn 2 với quyền hạn và lương bổng dành cho một thiếu tướng Hoa Kỳ.
Giải thích về yêu cầu của mình, ông Paul Vann nêu ra lý do như sau: Mặt trận sắp tới sẽ sôi động và gay cấn, cần có các tư lệnh sư đoàn năng động, trẻ tuổi, còn tướng Triển và tướng Cảnh thì đã lớn tuổi (năm 1972, các tướng Cảnh và Triển chưa đến 50 tuổi). Sau đó, ông Paul Vann đã đề nghị đại tá Lý Tòng Bá và đại tá Lê Minh Đảo thay thế hai vị tướng trên. Theo hồi ký của cựu chuẩn tướng Lý Tòng Bá thì ban đầu ông Vann đề nghị đại tá Bá làm tư lệnh Sư đoàn 22 BB còn đại tá Đảo làm tư lệnh Sư đoàn 23 BB.
Theo lời kể của cựu đại tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng 2 Quân đoàn 2 thì trung tướng Ngô Du bị bất ngờ trước ý kiến của ông Paul Vann và đã nói với vị cố vấn này rằng việc bổ nhiệm tư lệnh Sư đoàn là do Tổng thống Thiệu quyết định, tư lệnh Quân đoàn không có quyền. Trung tướng Du cũng cho biết là hai tướng Triển và Cảnh không có lỗi gì nên không thể đề nghị thay thế được. Tuy nhiên Paul Vann nhất quyết đòi phải thay thế hai vị tướng này.
Tướng Triển và tướng Cảnh biết được những khó khăn của trung tướng Ngô Du, tư lệnh Quân đoàn 2, nên hai vị tướng này đã nói với trung tướng Ngô Du rằng “vì đất nước và quân đội”, hai ông sẽ sẵn sàng làm đơn lên Tổng thống xin từ chức vì lý do sức khỏe để tướng Du tiện sắp xếp nhân sự cao cấp tại các sư đoàn. Khi trao đổi ý kiến với ông Paul Vann, tướng Du hỏi: Quân đoàn 2 có nhiều sĩ quan trẻ và giỏi như đại tá Lê Đức Đạt, đại tá Tôn Thất Hùng và nhiều đại tá khác, tại sao ông không đề nghị. Ông Paul Vann trả lời: đại tá Đạt bị tai tiếng khi còn ở Quân khu 3, nên tôi không đề nghị, còn đại tá Hùng tôi chưa có cơ hội biết được khả năng của ông ta.
Do tình hình chiến sự tại Cao nguyên càng ngày càng sôi động, Quân đoàn 2 cần đến sự hỗ trợ của Không lực Hoa Kỳ qua trung gian của ông Paul Vann nên trung tướng Du cần phải thỏa mãn gấp các đề nghị của vị cố vấn này. Tuy nhiên tướng Du chỉ thỏa mãn 50% đề nghị. Với cương vị của một tư lệnh Quân đoàn, trung tướng Ngô Du đề nghị Tổng thống Thiệu bổ nhiệm đại tá Lý Tòng Bá làm tư lệnh Sư đoàn 23 (lúc đó, đại tá Bá là phụ tá Lãnh thổ Tư lệnh Quân khu 2); đại tá Lê Đức Đạt, tư lệnh phó Sư đoàn 22 BB, giữ chức tư lệnh Sư đoàn này. Trước đề nghị của trung tướng Ngô Du, ông Paul Vann không hài lòng. Cũng trong sự sắp xếp mới này, thiếu tướng Triển được thuyên chuyển về làm tham mưu phó Hành quân bộ Tổng tham mưu, còn chuẩn tướng Võ Văn Cảnh thì sau đó được cử giữ chức chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ (gồm 3 quân trường: trung tâm huấn luyện Lam Sơn, trường Pháo Binh và trường Biệt động quân).
Chiến trường Cao nguyên trong tháng 2 và tháng 3/1972
Theo loạt bài của trung tướng Ngô Quang Trưởng và một số cựu sĩ quan cao cấp VNCH viết cho Trung tâm Quân sử Hoa Kỳ và tài liệu của tác giả Trần Phan Anh trong cuốn Chiến Trận Mùa Hè, thế trận của Quân đoàn 2 trong những tháng đầu năm 1972 được ghi nhận như sau.
Theo loạt bài của trung tướng Ngô Quang Trưởng và một số cựu sĩ quan cao cấp VNCH viết cho Trung tâm Quân sử Hoa Kỳ và tài liệu của tác giả Trần Phan Anh trong cuốn Chiến Trận Mùa Hè, thế trận của Quân đoàn 2 trong những tháng đầu năm 1972 được ghi nhận như sau.
Vào cuối tháng Giêng và đầu tháng 2/1972, phi cơ quan sát của Không quân Việt-Mỹ đã liên tục phát giác các dấu hiệu di chuyển về người và tiếp liệu của CSBV trong vùng. Các dấu xích chiến xa, cả một đoàn quân xa cũng được khám phá tại vùng Đông Căn cứ địa 609. Cùng lúc đó, tài liệu CSBV bị tịch thu bởi các toán tuần tiễu, xác nhận sự hiện diện của sư đoàn 320 CSBV tại vùng hoạt động của mặt trận B-3 và đồng thời khám phá CQ đem được các súng đại pháo tầm xa 122 và 130 ly vào vùng Tam biên Việt-Căm Bốt-Lào. Trước những tín hiệu trên, theo yêu cầu của trung tướng Ngô Du, Không lực Hoa Kỳ đã thực hiện tối đa các phi tuần B- 52 và Không quân chiến thuật, các cuộc hành quân tuần tiểu của các đơn vị bộ chiến đã được khai triển rộng để truy tìm địch quân. Cùng lúc đó, tướng Ngô Du cũng đã cho tăng cường phòng thủ hai tỉnh lỵ Pleiku và Kontum.
Đầu tháng 2/1972, trung tướng Ngô Du đã khởi động kế hoạch tái phối trí lực lượng để bảo vệ Cao nguyên. Ông đã ra lệnh di chuyển bộ Tư lệnh Tiền phương Sư đoàn 22 BB cùng với 1 trung đoàn cơ hữu, Trung đoàn 47, và một thành phần yểm trợ quan trọng của Sư đoàn từ căn cứ chính tại Bình Định di chuyển đến khu vực Tân Cảnh-Dakto. Tại đây, bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 BB đặt chung với bộ chỉ huy Trung đoàn 42 BB, một binh đoàn cơ hữu của Sư đoàn đã hoạt động tại khu vực này từ trước. Ngày 8 tháng 2/1972, cuộc di chuyển đã hoàn tất. Ngoài lực lượng Bộ binh, một thành phần của Thiết đoàn 19 Kỵ binh cũng được lệnh đến Tân Cảnh để tăng cường cho Thiết đoàn 14, đơn vị thống thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh.
Để tăng cường lực lượng bộ chiến cho mặt trận Cao nguyên, bộ Tổng Tham mưu đã điều động Lữ đoàn 2 Nhảy Dù đặt thuộc quyền điều động của Quân đoàn 2. Bộ chỉ huy Lữ đoàn đặt tại căn cứ Võ Định, các đơn vị Nhảy Dù thống thuộc được phối trí phòng thủ các căn cứ hỏa lực tại vùng Đồi Chiến Lược (Rocket Ridge) bao vùng cho anh ninh tỉnh lộ 511 về hướng Tây và sông Poko về hướng Đông, tạo thành một màng lưới bảo vệ Tân Cảnh và thị xã Kontum từ hướng Tây và Tây Bắc, hướng tiến của CQ. Tất cả lực lượng đã được báo động và trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để chận đứng cuộc tấn công của CQ, và trong tháng 2 và tháng 3, trận chiến vẫn chưa diễn ra trên chiến trường Cao nguyên.
Sinh Tồn chuyển
No comments:
Post a Comment