Thursday, January 19, 2023

Mùa Xuân Năm Ấy (Mậu Thân 1968) - Nguyễn Tâm An

Mùa Xuân Năm Ấy (Mậu Thân 1968)

Nguyễn Tâm An
Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa
Brian Vu
Thảm Sát Huế 1968 - Tony Nguyễn
Tết Mậu Thân 1968 - Làm Sao Mà Quên Được! - Hồ Diệu Thảo (fb Steven Lam)
--------------------
 
 
XIN ĐỪNG LÃNG QUÊN QUÁ KHỨ! MẬU THÂN 1968...

TÔI YÊU SÀI GÒN XƯA TRƯỚC 1975 HOÀI NIỆM
Yến Ngọc Hải Âu · ·
Mùa xuân chưa thắm nụ cười
Mịt mù lửa đạn xác người vút cao
Hờn căm giặc cộng máu đào
Xác cha , thân mẹ lệ trào xót thương
Sông_Hương đạn nổ nát xương
Tan-hoang óc trắng ngập đường núi-sông
Chôn thây xác rữa ngập đồng
Sông hòa màu máu đỏ dòng nước trong.
Huế thành tường xám đổi hồng
Xác dân- quân , giặc chất chồng máu tươi
Tràng Tiền cầu gẫy nhịp đôi
Hương Giang sóng cuốn xác trôi không đầu
Thương-đau nuốt lệ hận sầu !
Ngàn thân tập-thể hố sâu một mồ
Mùa xuân trên những xác khô...
Miền Nam đất Huế khăn sô lệ nhòa
Nỗi đau dân tộc chưa ngoa..
Lệ hòa xương-máu xót-xa ngàn đời ..
Cộng quân tráo-trở nuốt lời
Chơi trò ngừng bắn giết người dân Nam
Ác-nhơn tàn sát dã-man
Hoang hồn chết thảm ngàn đời lưu vong
Mậu Thân tắm máu thành dòng
Cộng quân hoan hỉ thành công một thời
Xót thương dân-tộc lệ rơi
Lầm than trả oán cuộc đời hán nô
Ngàn người tập thể một mồ
Miền Nam hứng chịu khăn sô lệ nhòa..
Người Nam chỉ muốn chan hòa ..
An vui xuân đến nhà nhà chúc xuân
Mậu Thân còn đấy chứng nhân
Niềm đau số phận muôn dân ghi đời
Giả nhân , giả nghĩa tráo lời
Muôn đời lịch sử còn người ghi tâm
Công bằng phán xét người dân
Gia tiên mồ mả người thân mãi còn...
"Trăm năm bia đá cũng mòn.
Ngàn đời bia miệng vẫn còn trơ trơ ."
 
 ----------------------
 
Trong không khí se lạnh của những ngày cuối năm, mọi người đang chuẩn bị đón mừng năm mới. Đối với người Việt hải ngoại, lại thêm một cái Tết tha hương nữa lại về. Mọi người vẫn đang mong chờ một mùa xuân mới cho quê hương Việt Nam.
 
Ngoài trời những nụ mầm mới đang hé nở, những búp hoa tươi đang khoe sắc như đang hứa hẹn những hy vọng mới cho quê hương. Thế nhưng trong những hy vọng ấp ủ đó vẫn còn có những ký ức khó quên.
Cứ mỗi độ Xuân về, mọi người không khỏi có một phút bâng khuâng nhớ về một mùa xuân của mấy chục năm trước: mùa xuân Tết Mậu Thân 1968. Giữa tiếng pháo trong đêm Giao Thừa của mùa xuân năm ấy, bọn khủng bố việt cộng đã bất chấp lệnh ngừng bắn đã thỏa thuận trước đó mở hàng loạt những trận tấn công khủng bố phá hoại trên khắp các tỉnh, thị Miền Nam.
-----------------------------------
 
 
Không kể những sự thiệt hại về mặt quân sự, cuộc tấn công đã gây ra nhiều tang thương, chết chóc cho những người dân vô tội ở nhiều nơi tại Miền Nam.
Mặc dù có bị bất ngờ lúc ban đầu, nhưng ngay sau đó Quân Đội Miền Nam cùng với quân đội đồng minh Hoa Kỳ đã phản công đẩy lui được các trận tấn công của lũ giặc cướp cộng phỉ bắc việt, gây cho bọn cộng phỉ nhiều tổn thất nặng nề khiến cho cái trò hề “tổng công kích – tổng nổi dậy” của bọn chúng đã bị thảm bại nhục nhã và cũng không hề có bất kỳ một cuộc nổi dậy nào của người dân Miền Nam Việt Nam như bọn chúng hoang tưởng và khoác lác.

Chiến thắng duy nhất mà bọn khủng bố cộng phỉ có được trong cuộc tấn công phá hoại này là sự chiếm giữ cố đô Huế. Nhưng bọn chúng chỉ giữ được Huế trong 26 ngày, rồi trước sự phản công dũng mãnh của QLVNCH và đồng minh, chúng đã phải tháo chạy sau khi đã thảm sát hàng ngàn người dân Huế để bịt mọi manh mối. (Sài Gòn trong tôi/ Toàn Như)

Cho đến nay, mặc dù chưa có con số thống kê chính xác về con số người bị bọn khủng bố cộng phỉ bắc việt thảm sát man rợ tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968, nhưng những con số xác chết được tìm thấy sau đó đã lên tới trên 5.000 người, chưa kể một số vẫn còn được ghi nhận là mất tích. Nhiều bài báo và nghiên cứu về cuộc thảm sát này nhiều năm sau đã cho biết như thế.

Nhưng rất tiếc vào thời điểm đó, truyền thông Mỹ lại cố tình làm ngơ về sự kiện này. Trong khi đó, họ lại làm rùm beng về vụ thảm sát Mỹ Lai khi mà một sĩ quan Mỹ vô kỷ luật đã sát hại các thường dân Việt Nam trong một cuộc hành quân đi qua làng Mỹ Lai ở Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vào cùng thời gian này.
Huế là một thành phố cổ kính, từng là kinh đô của Việt Nam dưới triều Nhà Nguyễn trong hơn một thế kỷ, có dân số khoảng 140.000 người vào năm 1968. Trong vụ bọn cộng phỉ bắc việt thảm sát man rợ người dân tại Huế, con số nạn nhân ước độ khoảng gần 6.000 người, nên có thể nói hầu như gia đình nào ở Huế cũng có người thân bị bọn cộng phỉ bắc việt ác ôn khát máu sát hại trong dịp này.

Theo truyền thống của người Việt Nam cũng như đồng bào ở Huế, việc thờ cúng ông bà hay những người đã khuất vốn là một tập tục lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, vì số nạn nhân xấu số qúa lớn, nên việc tưởng niệm họ sau đó đã trở thành như một lễ hội truyền thống đầu năm chung của mọi nhà tại cố đô.

Sau ngày bọn cộng sản bắc việt xâm lăng và cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam, để tránh sự làm khó dễ của bọn phỉ quyền cộng sản, các người dân Huế hầu như đã phải cử hành việc tưởng niệm này một cách âm thầm kín đáo. (Sài Gòn trong tôi/ Toàn Như)
Thật ra, truyền thống tưởng niệm những người con dân Huế bị chết vì chiến tranh không phải mới có từ sau Tết Mậu Thân 1968, mà nó đã có từ lâu, kể từ sau cuộc tấn công của người Pháp vào thành phố Huế trong tháng 5 (ÂL) năm Ất Dậu 1885.

Trong trận đánh này, hàng ngàn người dân Huế đã phải bỏ mình để bảo vệ kinh thành Huế trước sự tấn công của quân Pháp. Từ sau biến cố đó, hàng năm cứ vào tháng Năm ÂL, đồng bào tại Huế đã có truyền thống tổ chức những buổi lễ giỗ tưởng niệm cho những người đã chết trong trận chiến này.


Trong vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế năm 1968, các nạn nhân coi như đã bị chết trong những ngày đầu năm âm lịch. Vì vậy, những người dân Huế, từ sau Tết Mậu Thân đã tổ chức những buổi lễ tưởng niệm những nạn nhân cuộc thảm sát này ngay trong những ngày đầu năm (ÂL).

Tuy nhiên, kể từ sau 1975, nhà cầm quyền cộng sản tại Huế đã tìm đủ mọi cách không để cho những buổi tưởng niệm này xảy ra. Nhưng mặc dù bị theo dõi và ngăn cấm, người dân Huế vẫn âm thầm tổ chức những buổi lễ tưởng niệm riêng ở trong nhà. (Sài Gòn trong tôi/ Toàn Như)

Cho nên, để cấm hẳn mọi hình thức tưởng niệm dù ở bất cứ nơi đâu, bọn phỉ quyền Hà Nội chỉ còn cách xua đuổi những người dân Huế chính gốc đi đến một nơi khác. Trước chủ trương ác độc này của bọn phỉ quyền cộng sản, người dân Huế chỉ còn biết khóc thương thầm để tưởng nhớ đến những người thân của họ đã bị bọn cộng phỉ bắc việt sát hại trong Tết Mậu Thân 1968. (Sài Gòn trong tôi/ Toàn Như)
Bài báo được trích dịch dưới đây (trích trong vietmemorial.org) đã nói lên sự ác độc và hèn hạ đó của bọn giặc cướp cộng phỉ bắc việt (xin trích/dịch):
Những giọt lệ thầm trong thành phố Huế
(The Silent Tears in Hue City)

Tưởng nhớ tiền nhân và những người trong gia đình đã khuất là một truyền thống đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Vào ngày chết của họ theo âm lịch, những con cháu còn sống hay các người trong gia đình họ làm lễ giỗ (tưởng niệm) họ ở nhà hay đôi khi tại các chùa. Lễ vật – thường là thức ăn, trái cây, rượu cùng với hoa qủa và những cây nhang – được đặt lên bàn thờ.
Truyền thống còn vượt ra ngoài khuôn khổ của gia đình và những người trong dòng họ. Vào ngày 15 tháng 7 âm lịch (Lễ Vu Lan), các Phật Tử Việt Nam cử hành các lễ hội phần lớn ở các chùa chiền. Mọi người cầu nguyện cho những người chết nói chung, đặc biệt cho những người đã chết không người thân thích, các chiến sĩ đã bỏ mình vì công vụ, các nạn nhân chiến tranh …

Các buổi lễ có thể kéo dài một tuần hay có khi tới 15 ngày trong thời tiền chiến. Truyền thống đó cũng có ở thành phố Huế, cố đô của Việt Nam. Tuy nhiên, dân chúng trong thành phố này đã chú trọng nhiều đến những cái chết trong chiến tranh.

Vào tháng 5 âm lịch (khoảng cuối Tháng Sáu đầu Tháng Bảy), tất cả các gia đình Phật tử trong thành phố đã làm lễ tưởng niệm trước bàn thờ gia đình cũng như tại các chùa cùng với con cháu để cầu nguyện cho những người dân vô tội đã bị giết bởi những kẻ xâm lược Pháp vào cuối thế kỷ thứ 19.

Vào ngày 23 Tháng Năm (âm lịch), năm Ất Dậu (tức năm Con Gà 1885), lực lượng Pháp đã tiến hành một cuộc tấn công dữ dội vào quân đội hoàng gia Việt Nam bảo vệ hoàng thành. Hỏa lực Pháp đã giết hại không thương tiếc khoảng từ 2000 tới 3000 binh sĩ và thường dân (Huế). (Sài Gòn trong tôi/ Toàn Như)
Mặc dù là ngày 23 tháng 5 âm lịch, nhưng dân chúng đã linh động cử hành các nghi lễ cho người chết vào bất cứ ngày nào thuận tiện cho gia đình, miễn là vẫn trong tháng 5 âm lịch. Nếu bạn viếng thăm ai ở Huế trong tháng 5 âm lịch, chắc chắn bạn sẽ được mời đến dự những lễ giỗ như thế, có thể hầu như mỗi ngày nếu bạn có nhiều bạn bè và thân nhân sinh sống trong thành phố xinh đẹp này.

Ngoài những buổi lễ tưởng niệm trong tháng 5 âm lịch, trong 28 năm qua (Ghi chú của người dịch: 28 năm là mốc thời gian tính từ năm 1975 đến 2003 – bài này được viết trong năm 2003.), các Phật tử tại Huế cũng còn tổ chức các buổi lễ trong tháng đầu năm âm lịch dành cho các nạn nhân chiến tranh trong cuộc Tấn Công Tết Mậu Thân 1968. (Tết là lễ hội Năm Mới Âm Lịch ở Việt Nam).

Trong bóng đêm của Giao Thừa Tết 1968, các đơn vị bộ đội Cộng Sản Bắc Việt đã bất ngờ tấn công vào thành phố Huế, trong lúc cả hai bên đang trong tình trạng hưu chiến đã được thỏa thuận trước đó. Các đơn vị Quân Đội Nam Việt Nam bảo vệ thành phố đã không thuận lợi khi chống trả vì họ tưởng rằng địch quân tôn trọng thỏa thuận bốn ngày ngưng chiến, như họ đã làm trong những năm trước.

Vào ngày đầu tiên của năm mới – Năm Con Khỉ (Mậu Thân 1968) – các đường phố trong thành phố Huế đã tràn ngập binh lính Bắc Việt trong những bộ quân phục màu ô-liu rộng lùng thùng và những cái nón cối. (Sài Gòn trong tôi/ Toàn Như)

Bọn cộng sản đã thiết lập chính quyền lâm thời. Điều đầu tiên chúng làm là kêu gọi tất cả các binh sĩ Nam Việt Nam, công chức các cấp, các thành viên đảng phái chính trị, và các sinh viên, trình diện cái-gọi-là “ủy ban nhân dân cách mạng”.

Những người này phải trình diện ủy ban cộng sản để ghi danh vào những cuốn sổ kiểm soát rồi được thả về với lời hứa hẹn được an toàn. Một vài ngày sau, họ lại được gọi trình diện, rồi tất cả lại được thả về nhà an toàn và bình an. (Ghi chú của người dịch:
Đây là cái mánh khóe lưu manh quỷ quyệt và gian trá mà bọn VC sau này cũng áp dụng khi chúng kêu gọi các sĩ quan, quân cán chính Miền Nam ra trình diện để đi “học tập cải tạo” 3 ngày, 10 ngày, hoặc một tháng. Những người ra trình diện “học tập cải tạo” 3 ngày đều được thả về; nhưng những người ra trình diện học tập cải tạo 10 ngày hoặc một tháng thì không.)
Trong ba tuần lễ dưới sự chiếm đóng của bọn cộng sản Bắc Việt xâm lược, họ bị ra lệnh phải trình diện ủy ban cộng sản ba hoặc bốn lần. (Sài Gòn trong tôi/ Toàn Như)

Khoảng cuối Tháng Giêng (âm lịch) 1968 (khoảng tháng 2 DL), Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và Bộ Binh Nam Việt Nam đã thực hiện những cuộc phản công đẫm máu và tái chiếm toàn thành phố sau nhiều ngày giao tranh ác liệt buộc kẻ địch phải rút lui bằng nhiều ngả.

Trong khi đó, những người bị gọi ra trình diện chính quyền cộng sản lần sau cùng đã biến mất sau khi các đơn vị TQLC và QLVNCH giải phóng Huế.

Hầu hết những người đang bị mất tích là binh sĩ trong những đơn vị không tác chiến và những thanh niên. Không ai biết họ lúc đó ở đâu. Vào cuối Tháng Hai năm 1968, căn cứ vào những báo cáo của những cán binh và tù binh Việt Cộng, các nhà chức trách địa phương của Miền Nam Việt Nam đã tìm ra một số mồ chôn tập thể.

Tại mỗi nơi này, hàng trăm thi thể những người mất tích đã bị chôn. Hầu hết họ bị trói vào nhau bởi những sợi dây thừng, dây điện hay dây điện thoại. Họ đã bị bắn hay bị đánh đập hoặc bị bóp cổ cho đến chết. Các mồ chôn tập thể đã gây xúc động thành phố và cả nước.

Hầu như mọi gia đình ở Huế đều có ít nhất là một thân nhân, gần hoặc xa, đã bị giết hay vẫn còn mất tích. Mồ chôn tập thể sau cùng được tìm thấy ở trước sân trường tiểu học quận Phú Thứ trong Tháng Năm năm 1972, gồm có khoảng hai trăm xác ở dưới cát.

Họ đã bị thảm sát trong thời gian một tháng chiếm cứ của bọn phỉ quân bộ đội bắc việt. Đất cát đã không để lại một dấu vết gì cho biết có một mồ chôn tập thể ở bên dưới cho đến khi một em học sinh lớp ba đào đất để bắt dế.

Ngoài khoảng hơn hai ngàn người chết đã được xác nhận sau khi phát hiện ra những mồ chôn tập thể, số phận của những người khác, con số lên đến vài ngàn, vẫn còn chưa biết.

Cuộc thảm sát năm 1968 ở Huế đã mang lại một bước rẽ rõ rệt trong thái độ chung đối với chiến tranh. Một số lớn những người lưng chừng trước năm 1968, những người chống đối chiến tranh, và ngay cả những người thân Cộng, đã đứng về phía chính quyền Miền Nam Việt Nam sau những biến cố kinh hoàng.

Sau ngày 30 Tháng Tư, năm 1975, khi Miền Nam Việt Nam bị bọn cộng phỉ bắc việt xâm lược và cưỡng chiếm, dường như con số thuyền nhân xuất xứ từ Huế đã chiếm một phần lớn trong số các người tị nạn nhiều hơn các nơi khác.

Kể từ Tháng Tư 1975, chế độ phỉ quyền cộng sản Hà Nội đã tìm cách di chuyển nhiều gia đình của các nạn nhân vụ thảm sát năm 1968 ra khỏi thành phố Huế. Tuy nhiên dân chúng trong thành phố vẫn còn tưởng niệm họ hàng năm. Bởi vì dân chúng đã hòa lẫn các buổi lễ cùng với việc lễ Tết nên bọn phỉ quyền cộng sản địa phương không thể nào cấm đoán họ.

Hầu hết người Mỹ đều biết rất rõ về vụ thảm sát ở Mỹ Lai gây ra bởi Thiêu Úy Calley của Quân Lực Hoa Kỳ, nơi mà có khoảng 200 người đã bị giết. Tuy nhiên vụ thảm sát (Mậu Thân) 1968 ở Huế, lại không được tường thuật với một mức độ tương tự bởi các giới truyền thông sử dụng Anh Ngữ.

Khi một cuốn phim tài liệu về cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 được thực hiện bởi các phóng viên Nam Việt Nam được trình chiếu cho khán gỉa Mỹ gồm khoảng 200 sĩ quan Quân Lực Hoa Kỳ ở căn cứ Fort Benning, Georgia, vào tháng 11 năm 1974, hầu như 90 phần trăm trong số họ đã không được biết sự kiện này.

Nhiều người đã nói rằng, nếu họ biết được cuộc thảm sát vào thời điểm đó, họ có thể đã hành xử khác trong lúc phục vụ tại Việt Nam. Hải Quân Hoa Kỳ đã đặt tên cho một chiến hạm là Thành Phố Huế (Hue City). Không biết có bao nhiêu người trong đoàn thủy thủ của nó biết được rằng cái thành phố mà nó mang tên đã từng chịu nhiều đau khổ.

Cũng là một đề nghị tốt nếu mỗi năm một lần vào dịp Tết trên chiến hạm Thành Phố Huế tổ chức một buổi lễ tưởng niệm dành cho những người đã chết mà TQLC Mỹ đã chiến đấu cho họ trong Tháng Hai năm 1968?…” (theo vietmemorial.org)

Được biết chiến hạm Thành Phố Huế (CG 66 Hue City) là chiến hạm Hoa Kỳ duy nhất mang tên một trận đánh diễn ra trong chiến tranh Việt Nam, trận đánh Thành Phố Huế. Đây là một vinh dự không chỉ cho thành phố Huế mà còn cho tất cả mọi người Việt Nam, nhất là người dân Huế.

Chiến hạm này đã được hạ thủy từ ngày 1 Tháng Sáu năm 1990 tại Mississippi, với một thủy thủ đoàn khoảng 400 người, trong đó có 33 sĩ quan và 27 hạ sĩ quan, và hiện vẫn còn hoạt động.

Cũng trong bài báo nói trên, trong phần kết tác gỉa đã viết:
“…Sự thù hận không nên được trao lại cho những thế hệ trẻ, nhưng con cháu chúng ta phải được dạy cho biết sự thật. Những tội ác chiến tranh không thể bị bỏ quên, và lịch sử không chỉ được viết bởi những người viết thuộc về một phía.”
(Sài Gòn trong tôi/ Toàn Như)— with Nguyễn Tâm An.
-----------------------
 
fb Ao Làng Xã Nghĩa - fb Hồi Ký, Bút Ký, Sử Ký VNCH
Sát thủ Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968: Hoàng phủ ngọc Tường
"Giờ sống không bằng chết, bán thân bất toại, vợ bỏ, đêm đêm bị bệnh tật giầy vò, nghe những oan hồn về trong gió đòi mạng. Hãy đọc văn của hắn để thấy hắn tự thừa nhận Hồn ma về gọi hắn. Có một ngôi trường ở Gia Hội, nạn nhân bị hắn chôn sống vẫn chưa được siêu thoát, vẫn quanh quẩn ở trường đó tới tận bây giờ…"
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG: ĐAO PHỦ THẢM SÁT MẬU THÂN 68
Ông Liên Thành trưng ra nhiều bằng chứng chứng minh Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) là một trong những tên đầu sỏ chỉ huy cuộc tàn sát dân lành tại Huế trong Tết Mậu Thân.

Thư của cựu Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế, Thiếu Tá Liên Thành gởi:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường, Cán bộ trí vận thuộc Khu ủy Khu 5 (Miền Trung).
- Tổng thư ký Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình
- Chủ tịch Tòa Án Nhân Dân tại trường trung học Gia Hội, Bãi Dâu, Quận II Thị xã Huế năm Mậu Thân 1968.
- Tội phạm chiến tranh, tội phạm diệt chủng Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Bằng vào một số chứng cớ rõ ràng minh bạch, qua trên một trăm (100) nhân chứng, tôi xác nhận Hoàng Phủ Ngọc Tường là người chủ tọa phiên Tòa Án Nhân Dân của Chính Quyền Cách Mạng Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế, được thiết lập tại trường trung học Gia Hội, Bãi Dâu thuộc Quận II (Tả Ngạn) Thị xã Huế vào Tết Mậu Thân 1968. Y cũng chính là người ra lệnh tử hình 204 người. Đa số là thường dân vô tội.

Sau Mậu Thân, tức sau ngày 26 tháng 2 năm 1968, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm Huế hoàn toàn. Cộng quân đã tháo chạy. Tình hình an ninh ổn định dần dần. Tôi cho lệnh các toán tình báo, các đơn vị CSĐB tiếp xúc với số thân nhân nạn nhân đã bị Việt Cộng sát hại. Trong đó chúng tôi có mở cuộc điều tra chi tiết vùng trường học Gia Hội. Mục đích là cập nhật thêm tin tức, bằng chứng, xác nhận danh tánh những tên Việt Cộng đã nhúng tay vào các vụ thảm sát đồng bào, để truy bắt và vô hiệu hóa bọn chúng. Những tin tức chúng tôi thu thập được gồm có:
1- Hơn một trăm lời khai từ thân nhân của nạn nhân tại trường trung học Gia Hội đều nói rõ: Khi thân nhân họ bị bắt dẫn đến trường Gia Hội, họ đã đi theo và họ hiện diện trong phiên tòa của Tòa Án Nhân Dân tại đó.

2- Một số nhân chứng xác nhận: Người ngồi xử tội thân nhân họ là ông Giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, người mà họ đã biết mặt trong thời gian Phật Giáo Ấn Quang tranh đấu tại Huế vào mùa hè năm 1966.

3- Một số khác tả nhân dạng người ngồi ghế xử tội thân nhân họ có nốt ruồi đen khá lớn ở phía cằm bên phải, nghe đâu ông ta tên Tường là thầy dạy học ở trường Quốc Học trước đây.

4- Đặc biệt là lời khai của một quả phụ, vợ của một Chuẩn úy thuộc Sư đoàn I Bộ Binh:
Khi chồng bà bị toán thanh niên của Nguyễn Đắc Xuân xông vào lục soát và bắt chồng bà ta tại nhà, bà đi theo và đem thức ăn quần áo cho chồng. Tại trường Gia Hội, người chồng nói với bà:
“Em đừng lo, người ngồi xử trên đó là Thầy dạy cũ của anh, Thầy Tường, dạy anh ở trường Quốc Học.”

5- Trưởng Ban Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Quận II Thị xã Huế, Thiếu Úy Trọng, trong bản báo cáo về Bộ Chỉ Huy Tỉnh sau Tết Mậu Thân cũng đã phúc trình Hoàng Phủ Ngọc Tường là người chủ trì Tòa Án Nhân Dân tại trường Gia Hội trong Tết Mậu Thân 1968 và đã xử tử hình 204 đồng bào.

6- Cuối cùng là lời khai của Thành Ủy Viên Thành Ủy Huế, Trung Tá Điệp Viên Cộng Sản Hoàng Kim Loan, kẻ chỉ huy cuộc tổng nổi dậy vào Tết Mậu Thân 1968 tại Huế. Hoàng Kim Loan bị chúng tôi bắt vào tháng 5/1972. Y đã khai như sau:
“Chính tôi (Hoàng Kim Loan), và hai thành ủy viên khác là Phan Nam, Hoàng Lanh đề cử Hoàng Phủ Ngọc Tường ngồi ghế Chủ Tịch Tòa Án Nhân Dân tại trường Gia Hội, và chúng tôi đều có mặt trong phiên xử đó.”

Tôi thấy cũng đã quá đủ những lý lẽ, dữ kiện để có thể kết luận:
1- Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt tại Huế trong suốt thời gian Mậu Thân 1968.
2- Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là Viên Chánh Án Tòa Án Nhân Dân tại trường Gia Hội, vùng Bãi Dâu thuộc Quận II Thị xã Huế trong Tết Mậu Thân 1968.
3- Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là kẻ đã buộc tội và ra lệnh tử hình 204 người, đa số là thường dân vô tội, bằng cách chôn sống họ ngay tại trường Gia Hội vùng Bãi Dâu thuộc Quận II Thị xã Huế trong Tết Mậu Thân 1968.

Vụ tàn sát kinh rợn đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968 của đảng Cộng sản Việt Nam và nhóm tay sai trong lực lượng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình (gồm có: Lê Văn Hảo, Thích Đôn Hậu, Đào Thị Xuân Yến, Thích Thiện Siêu, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Thiết, Nguyễn Hữu Vấn và quá nhiều đám tay chân của Thích Trí Quang trong vụ phản loạn năm 1966 tham dự vụ tàn sát này) đã được thế giới biết đến. Sau năm 1975 thì các hãng truyền hình quốc tế đã cố gắng liên lạc để phỏng vấn những tên sát thủ đã bỏ chạy sang bờ Bắc vĩ tuyến 17, trong đó có Hoàng Phủ Ngọc Tường. Năm 1982 hãng truyền hình London đã phỏng vấn y về Mậu Thân. Y trả lời nguyên văn như sau:
Câu hỏi mà các phóng viên quốc tế hỏi Hoàng Phủ Ngọc Tường về cuộc tàn sát Mậu Thân, tại sao có những cuộc tàn sát đó thì Hoàng Phủ Ngọc Tường thản nhiên trả lời:
“Phải giết bọn chúng như là giết những con rắn độc”.
 
Chính miệng hắn năm 1982 trong cuộc phỏng vấn, còn ghi lại đầy đủ hình ảnh âm thanh trên Internet, đã xác nhận rằng hắn có mặt tại trận đánh Mậu Thân, lội trong máu gần ở phố Đông Ba. Thế mà mấy năm gần đây, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại đổi trắng thay đen chối phắt rằng: Y không nhúng tay vào các vụ tàn sát tại Huế, vì suốt thời gian trận đánh xảy ra y đang nấp dưới hầm tại vùng Khe Trái. Trong khi ở Khe Trái, theo ghi nhận của các cơ quan điều tra VNCH, là hoàn toàn không có một bóng cộng quân nào ở vùng Khe Trái này khi trận đánh Mậu Thân diễn ra. Đây chỉ là điểm chúng tập kết quân trước trận đánh mà thôi.

Tôi đã trích một đoạn trong cuốn hồi ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở phần trên để chứng minh rõ ràng rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có mặt tại Huế trong suốt 26 ngày cộng quân tấn công và chiếm Huế, và Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng đồng bọn là những tên đao phủ giết quá nhiều đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968.

Dù hắn có chối bay chối biến chăng nữa, thì sự thực vẫn là sự thực. Sự che dấu tội lỗi gần đây của chúng đã quá muộn vì chính chúng chứ không ai khác khi “cách mạng” mới thành công đã vênh vang tự đắc nhận công trạng giết người như giết rắn độc của mình. Bây giờ khi thực tế chứng minh Chủ Nghĩa Cộng Sản là một thảm họa cho Việt Nam, bị ngay cả chính nhiều đảng viên Cộng sản phỉ nhổ, thì chúng lo sợ bị lịch sử phanh phui, bị đưa ra tòa án quốc tế nên chối bay chối biến. Viết cuốn sách Huế Thảm Sát Mậu Thân 68 này chúng tôi chỉ trưng ra những bằng cớ để quý độc giả nhận định mà thôi. Việc xét đoán đã có đấng thiêng liêng quyết định và những oan hồn của dân lành vô tội chắc chắn sẽ không để hắn yên.

Giờ đây với bệnh tật phải ngồi xe lăn, và cõi chết đã gần kề, Hoàng Phủ Ngọc Tường không thể chối tội với lương tâm của mình, cũng không thể quên được những ngày bi thảm của cuộc tàn sát ghê rợn, đẫm máu do chính y gây ra cho đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968.

Tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Tường:
“Nợ người một khối u sầu
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi…”

Trong phần đời ngắn ngủi còn lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sống những chuỗi ngày sợ hãi, sợ hồn ma bóng quế, sợ oan hồn ẩn hiện của những kẻ đã bị Hoàng Phủ Ngọc Tường thảm sát 42 năm về trước, bởi thế cho nên hắn đã viết như sau:
“Những chiều Bến Ngự dâng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang”.

Hoặc là:
“Nợ người một khối u sầu
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi…”

(Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Không có người sống để ông “ra mở cửa đón người” mà chỉ là những người chết, là oan hồn của những dân lành vô tội đã bị ông sát hại gõ cửa linh hồn ông. Kiếp luân hồi tôi nghĩ cũng không thể có đối với ông được vì nghiệp chướng mà ông gây ra đã quá nặng. Ông phải bị đày cả ngàn năm hơn dưới 18 tầng âm ti địa ngục, đừng hy vọng gì để: “Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi.”
Tác giả: Liên Thành
 
--------------------

fb Phùng Công Quang
TẾT VÀ MÙA CÚNG CÔ HỒN Ở HUẾ !
(UnKnown tác giả)
Mùa Tết về, với cư dân thành phố Huế, bao giờ cũng là một mùa âm âm cô hồn, bàng bạc dòng lịch sử. Chiến cuộc Mậu Thân 1968 tại nơi này đã để lại hàng ngàn nỗi tang tóc mà cho dù có cả trăm năm sau, những ngôi miếu nhỏ trước nhà dân, những ngôi miếu xóm, miếu phường vẫn khắc dấu những cái chết oan khiên. Tết về, người dân Huế nhộn nhịp đón Tết, nhưng ở đâu đó, giữa lòng thành phố, vẫn có nhiều người nặng lòng với nhiều cái chết năm Mậu Thân, họ đã dùng phần lớn quĩ thời gian của mình để phục vụ những việc âm linh.

Những giấc mơ nhuộm máu
Bà Nguyễn Thị Viên, một cư dân sống gần Cồn Hến – Đập Đá kể với chúng tôi rằng trước đây mười năm, lúc đó tình hình gia đình bà còn rất khó khăn, các con của bà cũng chưa trưởng thành. Để có khoản tiền chi tiêu trong gia đình, bà bán căn nhà trên đường Lê Lợi để về khu vực Cồn Hến mua đất mới làm nhà với giá rẻ hơn. Khi về nhà mới để sống, gia đình bà luôn gặp một hiện tượng kỳ lạ là mỗi đêm, luân phiên từ người này đến người khác trong nhà đều mơ thấy một hòn lửa thật to lăn vào nhà, sau đó hòn lửa biến thành một khối máu và trong khối máu lại hiện ra biểu tượng cờ đỏ búa liềm.

Ban đầu, bà nghĩ chuyện đó là bình thường, nhưng khi cả nhà ngồi kể về giấc mơ của mình thì ai cũng thấy sợ và mời thầy về thắp nhang cúng vái. Ngay đêm hôm đó, mới vừa chạng vạng, bà Viên bước ra cửa và thấy lạnh từ sống lưng lạnh lên, bà quay vào nhà nằm nghỉ lưng nhưng bị thiếp đi và mơ thấy giấc mơ cũ. Nhưng lần này, thay vì thấy khối lửa chuyển thành khối máu và hiện ra cờ đỏ búa liềm, bà Viên thấy từ khối máu, có rất nhiều người nằm rên la thảm thiết, phía sau hộp sọ của họ bị vỡ toang hoác. Trong giấc mơ, bà quì xuống định nắm lấy tay họ để cứu thì họ vùng dậy và chạy vào một cái hố. Dưới đáy hố có một cái cuốc bàn dính đầy máu và một lá cờ hình búa liềm.
Hôm sau, bà cố nhớ lại vị trí cái hố đã thấy trong giấc mơ, hóa ra nó nằm ngay dưới chân tường rào nhà bà. Chồng bà Viên nghe kể, đã mời thầy về coi, thầy nói rằng trong vườn và có một hố chôn tập thể. Bà quyết định cúng kính và khai quật hố chôn ngay vị trí đã nằm mơ. Kết quả làm bà khủng hoảng tinh thần, có rất nhiều hộp sọ dưới hố, có hộp sọ còn nguyên thân thể nhưng đã bị vỡ nát, có hộp sọ không có thân thể, có nhiều bộ xương vẫn con mắc kẹt trong dây thép gai mà theo người đào hố suy đoán là họ đã bị buộc vào nhau trước khi chết.

Gia đình bà âm thầm mang tất cả các hài cốt ra khu nghĩa trang dòng họ để chôn cất và lập một miếu thờ nhỏ trước sân nhà. Hằng năm, cứ đến ngày Mồng Ba Tết thì tổ chức đám giỗ tập thể cho những vong linh. Cũng từ đó, gia đình bà ăn nên làm ra, sống khỏe mạnh, ít gặp lại giấc mơ cũ, mà nếu có gặp thì những vong linh cũng về báo mộng rằng họ cần áo quần hoặc một vài thứ vật dụng gì đấy, có lúc trái ớt, có khi nải chuối, có khi một lò trầm, có khi họ về tâm sự, chỉ ra kẻ đã giết họ là ai, bây giờ hắn vẫn đang tại vị, vẫn đang thăng quan tiến chức… Nhưng vì lý do nhạy cảm, bà Viên chỉ kể đến đây và dắt chúng tôi đi thắp nhang ngôi mộ tập thể trong khuôn viên nghĩa trang gia tộc của bà.

Những ngôi miếu cô hồn

ở nhà dân hai bên đường Nguyễn Chí Thanh, Huế
Đi dạo một vòng, đến đường Nguyễn Chí Thanh, cách Cồn Hến chừng một cây số, chúng tôi thấy nhà ở hai bên đường đều có rất nhiều miếu nhỏ thờ trước sân, ghé vào một nhà có nhiều miếu thờ, chủ nhà là cụ ông Trần Kiểng, kể với chúng tôi rằng trong số bảy ngôi miếu nhỏ thờ trước sân, có 5 ngôi miếu ông thờ những người bạn cùng thời học trò với ông.

Trong chiến cuộc Mậu Thân 1968, ông Trần Kiểng đang là một thợ hớt tóc bên bờ sông Hương, ông là con một nên được miễn đi quân dịch, mà theo ông, đi quân dịch thời đó không khắt khe như bây giờ, nó mang tính tự nguyện nhiều hơn là bắt buộc. Những thanh niên muốn đi vào binh chủng nào, chỉ cần đến trạm tuyển quân dịch, đăng ký binh chủng là nhập ngũ, được hưởng lương quân nhân, được mọi chế độ. Chính vì thế mà người lính Việt Nam Cộng Hòa sống tương đối thoải mái, có thời gian để trau dồi tri thức và có tiền để mua sách mà đọc, họ sống cũng giàu tình người hơn.

Ông kể rằng trong trận Mậu Thân, phần đông quân những người lính Việt Nam Cộng Hòa tìm cách đưa nhân dân đi tản cư để tránh hòn tên mũi đạn, những người bạn của ông, có người đang trong quân ngũ cũng làm thế. Nhưng rất tiếc, sức người có hạn, phần đông người dân không kịp tản cư, đặc biệt là thanh niên, sinh viên, học sinh ở Huế đã bị phe đối lập bắt nhốt. Nhưng những người lính Cộng sản Bắc Việt thực thụ thì hành xử cũng rất nhân đạo, không giết người hàng loạt, họ chỉ bắn vào các doanh trại quân đội đối phương và đốt phá các doanh trại này là chính.

Trong khi đó, những tên lính đối lập hoạt động nằm vùng, vốn có những mối tư thù nào đó với người dân Huế bởi vì đa phần dân Huế tin tưởng vào chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Chính những kẻ nằm vùng này đã nương gió mà bẻ măng, nhân lúc chiến cuộc nổ ra dữ dội, đã đến bắt trói gô nhiều thanh niên, trí thức Huế và mang đi thủ tiêu bằng cách đập đầu, chôn sống.
Ông buồn bã kể: “Hồi đó chết nhiều lắm, tui đang tuổi thanh niên chạy theo mấy anh lính ra Quảng Trị tản cư. Nhưng mà pháo kích ở đại lộ kinh hoàng chết la liệt! Mấy nhóm bạn của tui có nhóm chạy tản cư kịp, cũng có người không chạy kịp bị chết hết, bị bắt hoặc chôn sống hoặc giết bằng đai cuốc. Nhiều người già chứng kiến sự việc đến giờ nhắc lại còn thấy sợ… Thì người nằm vùng họ bắt, họ giết chứ hai bên cũng không ai làm thế, mấy thằng nằm vùng nó ác ôn lắm! Rứa mà giờ vẫn làm ông này bà nọ đó thôi, không ai nói chi hết. Khiếp!”

Cũng theo như lời ông Kiểng, số lượng người chết vì chôn sống vào những hố chôn tập thể có thể lên đến cả vài ngàn người chứ không phải vài trăm như đã tìm thấy.

Điều này cho thấy rằng cư dân Huế đang sống chung với những hài cốt nằm quanh quất đâu đó trên các bãi biền, nương dâu hoặc dưới những móng nhà, khách sạn. Dường như, mỗi cánh hoa mùa xuân ở Huế đều thấm đượm màu máu dân oan đã ngã xuống nơi đất thần kinh cố đô này!
Sưu Tầm..
 

No comments: