Monday, October 31, 2022

30/4/1975 và Người Lính TĐ15 Nhảy Dù VNCH (8, 9, 10) - Nguyễn Rạng Ban 5/TĐ15/ND

30/4/1975 và Người Lính TĐ15 Nhảy Dù VNCH (8, 9, 10)

Nguyễn Rạng SQ/Ban 5/TĐ15/LĐ4/ND
Vu Lan kính dâng Mẹ, part 8, mùa Covid19 Vũ Hán 2020.
Cuối tháng 6, 1974, toàn bộ Khối Chiến Tranh Chính Trị chúng tôi theo Bộ Tư Lịnh Tiền Phương SĐND rời căn cứ Hiệp Khánh ở cây số 17,  từ giả Huế xuôi Nam, theo cuờng độ tăng trưởng của chiến tranh,
---------------------------
Khi hai Sư Đoàn 324 và 304 Điện Biên dàn quân đặt sức ép vào Đà Nẳng, mục tiêu đánh chiếm quận lỵ Thượng Đức, nơi Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân và mấy Đại Đội Địa Phuơng Quân, Nghĩa Quân trấn giữ, từ đó làm bàn đạp đánh chiếm Đà Nẳng.

Trước đó, hai Lữ đoàn Nhảy Dù,  Lữ Đoàn 1 gồm các Tiểu đoàn 1, 8, 9 và Tiểu đoàn 1 Pháo binh, và Lử đoàn 3 gồm các Tiểu đoàn 2,3, 6 và Tiểu đoàn 2 PB đã tiến về Đại Lộc.

Đoàn công voa dài đăng đẳng khởi hành ban đêm, để tránh không tạo hoang man,  lo âu cho người dân Huế, dừng lại ở Lăng Cô, chờ sáng cùng vượt đèo Hải Vân về Đà Nẳng.

Đây là lần thứ hai tôi qua đèo này, khác một điều lần này đi đánh giặc trong khi tháng 10 năm trước 1973, tôi Đại điện SĐND về Đà Nẳng để đá banh, tranh giải Quốc Khánh Quân Đoàn 1 Vùng 1 Chiến Thuật.

Đèo Hải Vân hùng vĩ mây xanh nước biếc, đẹp nảo nùng, như một bức tranh sơn thủy, cao 1200 thuớc, bên trái là biển với dốc núi thẳng đứng, ngoằn ngèo như con rắn, và bên phải chỉ là vách đá. Ai yếu tim chắc chỉ biết nhắm mắt cầu nguyện.

Có rất nhiều huyền thoại, ca dao, truyền khẩu về ngọn đèo này:

“Đi bộ thì khiếp Hải Vân, 
Đi thuỷ thì sợ sóng thần Hang Dơi.”
Hoặc
“Vòi vọi non cao nơi cửa biển, 
Khói mây đầu núi tiếp từng không, 
Mơ màng tưởng lúc theo xa giá, 
Lên đỉnh đèo mây tựa cởi rồng.”

“Quê em đất rộng sông dài, 
Có hòn Non Nước có đèo Hải Vân.”

“Thương nhau chẳng quản chi thân, 
Phá Tam Giang cũng lội, đèo Hải Vân cũng trèo.”

“Dù cho cạn nước Thu Bồn, 
Hải Vân hoá cát, biển Đông thành đèo, 
Dù cho cay đắng trăm chiều, 
Cũng không lay được tình keo nghĩa dày.”

Đoàn công voa qua đèo Hải Vân,  tiến về Đà Nẳng, qua cầu De Lattre rồi quẹo phải, dừng lại sân bay Non Nước cách đó vài cây số bên tay trái,  nay được dùng làm nơi đóng quân của Bộ Tư Lịnh Tiền Phương Sư Đoàn Nhảy Dù.

Công Binh Nhảy Dù đã  xây dựng, lấp ráp tất cả nơi các bunkers dành cho phi cơ tránh pháo, chúng tôi chỉ dọn vào ở. Thật sướng không gì bằng, vì không phải ì ạch tự đào hố cá nhân tránh pháo như ngày còn ở Trinh Sát.

Những ngày sau đó, chúng tôi liên lạc với đài phát thanh Đà Nẳng để sắp xếp cho chương trình phát thanh hàng tuần của SĐND, mỗi sáng lên Trung Tâm Hảnh Quân SĐ (HQ)để nắm vững tình hình ta, địch để viết bài cho nhật báo quân đội Tiền Tuyến, cho công tác Dân Sự Vụ, làm phóng sự cho các chương trình phát thanh hàng tuần (lúc đó xướng ngôn viên kiêm ca sĩ Linh Hà ở đâu mà không được diện kiến).

Khoảng giữa tháng 8, tôi hướng dẫn một phái đoàn Ký Giả ngoại quốc vào Đại Lộc , rồi đưa họ vào chụp hình quay phim, khi Tiểu Đoàn 8 ND đang chuẩn bị xuất quân đánh vào làng Hà Nha 1, bắt đầu cho chiến dịch tái chiếm Quận Thường Đức và ngọn đồi chiến lược, cao điểm 1062, ngọn đồi sau này đã đi vào Quân Sử, vào Chiển Sử, vào Huyền Sử, khi 500 Mũ Đỏ từ giả đồng đội, từ giả cánh Dù, và hơn 2000 bị thương  nằm rãi rác các bịnh viện ở Đà Nẳng, Huế và Sài Gòn.

Con số thương vong cuả địch quân cao hơn hai lần Nhảy Dù, khi Sư Đoàn 304 Điện Biên Phủ, niềm tự hào của quân đội nhân dân Bắc Việt, gần như bị xoá sổ, và SĐ 324 quân số không còn quá nửa.

Từ Cố Đô mày trở về Đại Lộc,
Dòng Thu Bồn êm ả đón chinh nhân,
Để từ đó Lữ đoàn Dù vào trận,
Chọn Hà Nha ta lập tuyến xuất quân,
Quyết một lòng chiếm lại mãnh giang sơn,
Một không sáu hai (*) đi vào quân sử,
Sau nhiều tháng quần nhau quyết tử,
Giặc tan hàng bỏ tuyến rút về sau,
Nhưng không may một quả pháo vô tình,
Cướp đi mất đôi chân người lính trẻ....
“Mày trở về trên đôi nạng gổ,
Nhưng không là bại tướng cụt chân”.


(*) Cao điểm 1062, Thượng Đức, Quãng Nam Đà Nẳng - Rạng Nguyễn  (bài thơ làm Tặng thằng Bạn, sĩ quan Mũ Đỏ khoá 4/71 An Lộc bị cụt hai chân khi tham chiến mặt trận Thường Đức)

Tôi chưa kịp báo cho Mẹ biết , bây giờ con Mẹ cầm bút là chính, không còn những tháng ngày vào sinh ra tử. Nghe được chắc Mẹ mừng lắm.
-------------------------------------

Vu Lan kính dâng Mẹ, part 9, mùa Covid19 Vũ Hán, 2020

Sáu giờ sáng, tôi và Trung Sĩ Nhất Hai bị đánh thức. Thiếu Tá Châu, Truởng Phòng Tâm Lý Chiến, ra lịnh hai chúng tôi phải có mặt ở Trung Tâm Hành Quân (Tactical Operations Centre gọi tắc TOC)  lúc 6giờ30.

Thiếu Tướng Tư Lịnh cùng Sĩ Quan Tham Mưu đã có mặt đông đủ khi chúng tôi đến.

Khẩu lịnh cho tôi từ vị Tuớng Tư Lịnh là bay vào gặp vị Tiểu Đoàn Trưởng TĐ8, chụp hình quay phim và tường thuật tại chổ, trực tiếp cho ông biết, tình hình của Tiểu Đoàn 8, và tình hình địch.

Tôi như con nai tơ, ngơ ngác không biết gì cả, nhưng lịnh là lịnh, rất rỏ ràng!

Tôi chào ông và tất cả Sĩ Quan Tham Mưu có mặt, ra chiếc trực thăng biệt phái cho Tướng Tư Lịnh, nổ máy đang đợi sẳn.

Trên đường bay vào Thường Đức, nơi trận chiến đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, tôi và anh HSQ nhiếp ảnh viên chỉ nhìn nhau, không hiểu về cái lịnh rất kỳ quặt của Tướng Tư Lịnh.

Điều này làm tôi quên đi hết những âu lo thường ngày, đọc kinh cầu nguyện mỗi khi leo lên trực thăng, mà chỉ cần một băng đạn AK cá nhân của địch, có thể rớt bất cứ lúc nào, chưa kể các loại hỏa tiểu cá nhân mà Trung Cộng, Nga Sô viện trợ tối đa cho quân Bắc Việt.

Đến đây, tôi muốn ca ngợi và nghiêng mình thán phục các anh phi công ViệtNam của Sư Đoàn 1 Không Quân nói chung, và các phi đoàn hành quân trực tiếp hổ trợ cho cuộc hành quân đánh chiếm lại Thường Đức nói riêng, cả các phi đoàn A37 hổ trợ trực tiếp bằng những phi vụ thả bom trên đầu đich, để yểm trợ và ngăn chận những đợt tấn công cuả địch, bất chấp hoả lực phòng không địch bắn lên như mưa, để hổ trợ cho chúng tôi phía dưới, và các phi vụ Trực Thăng tiếp tế, tải thương cho chúng tôi hàng ngày, gần 3 tháng, từ giữa tháng Tám cho đến đầu tháng 11 năm 1974.

Họ bất chấp nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh mạng sống để xứng đáng với bốn chử “Tổ Quốc Không Gian” mà họ rất hãnh diện mang trên ngực.

Có chứng kiến tận mắt họ mặc cho phòng không dày đặt được đặt trong hóc núi, từ những ngọn đồi chung quanh bắn lên như mưa, họ vẫn liều lĩnh nhào lộn chúi mủi máy bay, thả những quả bom chính xác vào mục tiêu bên duới, rồi hiên ngang quần trở lại đánh tiếp, chiếc này lên chiếc kia xuống, cho đến khi hết bom mới quay về, mới hiểu được, tại sao họ rất hào hoa, bay bướm khi ra phố, vì họ đang sống kiêu hùng bên cái chết, lúc nào cũng cận kề bên họ.

Tôi rất hãnh diện vì tôi biết, trong những phi vụ này có hai thằng bạn cùng trường cùng quê đang đánh bom yểm trợ cho chúng tôi là Thắng Khỉ, Bùi Thanh Vạn Thắng đang ờ Boston và Sơn Mổ, Hoàng Thái Sơn, vừa mất cách đây vài năm ở San Diego, cả hai thuộc Phi đoàn 528, Hổ Cáp, Sư Đoàn 1 Không Quân.

Vừa xuống trực thăng, chúng tôi được hướng dẫn tới gặp Thiếu Tá Vân, Nguyễn Quang Vân, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 8, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, và Đai Uý Khoan, Sĩ Quan ban 3.

Trên tấm bản đồ hành quân chi chít nét bút chì màu phân chia ta, địch, Đại Uý Khoan cho biết Tiểu Đoàn đã đánh chiếm được mục tiêu trong đêm, nhưng bị Bắc quân chiếm lại lúc gần sáng sau khi bị Bắc quân pháo kích nặng nề rồi tấn công, chiến thuật tiền pháo hậu xung quá quen thuộc cuả dịch, để chiếm lại ngọn đồi 1062 sau đó.

Tôi mượn máy cuả Tiểu Đoàn gọi về Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn, tường trình với Tuớng Tư Lịnh những gì Thiếu Tá Vân và Đại Uý Khoan đã nói, kể cả tọa độ nơi BCH Tiểu Đoàn đang đóng quân.

Đến sau này tôi mới biết chị Ca Sĩ/MC duyên dáng Linh Hà  là chị dâu của Thiếu Tá Vân, mà chúng tôi âu yếm gọi chị là Bà Chị Dâu Mũ Đỏ, còn Đại Uý Khoan sau lên Thiếu Tá, làm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 15, nơi tháng 2/1975 tôi tạm đưa về làm Sĩ Quan Ban 5 Chiến Tranh Chính Trị.
------------------------------

Vu Lan kính dâng Mẹ, part 10, mùa Covid19 Vũ Hán, 2029.
Hôm qua một anh bạn tù thuộc Sư Đoàn 1 Không Quân đã bổ túc thêm là tham gia yểm trợ SĐND trong trận Thường Đức, ngoài Phi Đoàn 528 Hổ Cáp còn có các Phi Đoàn phản lực A37 khác như Phi Đoàn 516 Phi Hổ, Phi Đoàn 550 Nhện Đen và Phi Đoàn 538 phản lực F5.

Ba Phi Đoàn A37 thay nhau đánh, còn Phi Đoàn F5 lúc nào cũng túc trực trong thế không chiến nếu có máy bay địch bay vào từ Lào hoặc bên kia Bến Hải.

Phía trực thăng tiếp tế tản thương có các Phi Đoàn Hành Quân 213, 233, 239, 353 và Phi Đoàn Tản Thương 257.

Trận chiến chung quanh các ngọn đồi 52, 126, 383 và mục tiêu chính đồi 1062 vẫn sôi động, Lữ Đoàn 1 ND vẫn là nổ lực chính,  suốt ngày quần thảo với 2 Sư Đoàn 324 Trị Thiên và SĐ 304 Điện Biên.

Đến khoảng trung tuần tháng 8, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù duới quyền chỉ huy cuả Trung Tá Đào Thiện Tuyển đã làm nên lịch sử, tái chiếm ngọn đồi 1062 và làm chủ chiến trường.

Lần nửa tôi và anh HSQ nhiếp ảnh bay vào vùng, khi đó Trung Tướng Tư Lịnh  Quân Đoàn 1 Ngô Quang Trưởng đã có mặt tại Trung Tâm Hảnh Quân SĐND.

Đứng trên ngọn đồi trọc trong buổi sáng sớm tháng 8 mây trời vần vủ, nhìn quanh xác giặc và ta còn ngổn ngang chưa được thu dọn,  màu áo hoa rừng xen với màu xanh cức ngựa, cát đá bị cày sới bởi bom đạn không chổ nào nguyên vẹn, người lính tác chiến như tôi không khỏi chạnh lòng !!

Cũng chỉ vì ác tâm điên rồ của Bộ Chính Trị Bắc Bộ Phủ của  Đảng Cộng Sản VN, mà không biết bao nhiêu sinh mạng đã hy sinh, bao nhiêu gia đình phải đau khổ mẹ mất con, vợ mất chồng, chị mất em.

Bổng dưng tôi nhớ Mẹ da diết, bà sẽ như thế nào khi tôi là một trong những xác chết nằm nơi đây? Tôi không dám nghĩ tiếp !!!

Chúng tôi rời vùng sau khi chụp hình quay phim để kịp cho bản tin sốt dẻo trên đài phát thanh Đà Nẳng, Sài Gòn trong phần tin tức đặc biệt, và những bài cho nhật báo Tiền Tuyến.

Một tuần sau đó, khoảng cuối tháng 9, tôi bay vào theo cánh quân Tiểu Đoản 9, ngủ lại qua đêm khi TĐ này bắt sống 4 tên giặc con Sinh Bắc Tử Nam, lúc TĐ 9 nằm cạnh bãi trực thăng, giữa đồng bằng và đồi 1062.

Trung Tá Nhỏ, Tiểu Đoàn Trưởng và Thiếu Tá Đường TĐP đón tôi và TS1 Hai vào lều của ông, uống cà phê trò chuyện. Tôi không nhớ tên anh Đại Uý Trưởng Ban 3, hình như Đại Uý Chỉ.

Mới khoảng 4, 5 giờ chiều, hơi lạnh bốc ra từ những tảng đá rồi dần dần dày đặc, lạnh thấu xương.

Đêm đó tôi thức trắng đêm không ngủ được, cái lạnh từ trong xương lạnh ra, dù đã được Tiểu Đoàn Phó Đường Đại Huynh cho lính đốt than cho chúng tôi sưởi ấm.

Chúng tôi theo trực thăng tiếp tế ra về sau khi chụp hình, phỏng vấn 4 tù binh, và tiểu đội bắt sống được 4 tên này khi lục soát chung quanh đồi Sơn Gà và 1062.

Trận chiến lại tiếp diễn tại 1062 khi  Bắc quân điên tiết đánh trận cuối phục hận. Trong cả tuần lễ liên tiếp, địch quân nả hàng ngàn quả pháo và hỏa tiển mỗi ngày vào các vị trí đóng quân của TĐ 3 ND, và sau đó tấn công bằng súng phóng hỏa.

Tiểu Đoàn 3 ND bị tan rả rút lui, 3 vị Đại Đội Trưởng và rất nhiều SQ Trung Đội Trưởng chết và bị thương. Tiểu Đoàn 3 gần như bị xoá sồ.

Ba ngày sau, Trung Tá Nhỏ, trên đường dẫn TĐ9 về Đại Lộc dưỡng quân đã vội trở lại dàn quân tổng tấn công, quyết tái chiếm dành lại ngọn đồi.

Ngày 10 tháng 11 năm 1974, TĐ9 lập công lớn, đánh bật cánh quân của Trung Đoàn 66, Sư Đoàn 304 Điện Biên Phủ, làm chủ ngọn đồi.

Các Tiểu Đoàn Nhảy Dù sau đó luân phiên đóng quân giữ vững cao điểm 1062 cho đến ngày bàn giao lại cho Thủy Quân Lục Chiến để chuẩn bị xuôi Nam, duỡng quân và chuần bị nhận lãnh nhiệm vụ mới, như bản trường ca Hòn Vọng Phu, như xứ mạng cũa Thánh Micae, Thánh Tổ Nhảy Dù, vì dân diệt Cộng.

Lử đoản 1  và Lữ Đoản 3 Nhảy Dù đã mở trang sử mới qua trận Thường Đức, qua các cao điểm 52, 236, 383, 1235 và điểm chính 1062 khi Sư Đoản 304 Điện Biên và Sư Đoàn 324 Trị Thiên cuả Bắc quân coi như xoá sổ.
--------------------------------

More:
* 30/4/1975 và Người Lính TĐ15 Nhảy Dù Năm Xưa (1, 2) - Nguyễn Rạng Ban 5/TĐ15/ND
* 30/4/1975 và Người Lính TĐ15 Nhảy Dù Năm Xưa (4, 5) - Nguyễn Rạng Ban 5/TĐ15/ND
* 30/4/1975 và Người Lính TĐ15 Nhảy Dù Năm Xưa (6, 7) - Nguyễn Rạng Ban 5/TĐ15/ND
* 30/4/1975 và Người Lính TĐ15 Nhảy Dù Năm Xưa (8, 9, 10) - Nguyễn Rạng Ban 5/TĐ15/ND
* 30/4/1975 và Người Lính TĐ15 Nhảy Dù Năm Xưa (11) - Nguyễn Rạng Ban 5/TĐ15/ND

* ĐÊM NOEL VÙNG DẬY tại SUỐI MÁU - Võ Văn Sáu (Nguyễn Rạng)
* BẢY TAY SÚNG OAI HÙNG - A20 XUÂN-PHƯỚC - Võ Văn Sáu (Nguyễn Rạng chuyển)

No comments: