Tuesday, August 26, 2014

• ĐÀ LẠT VÀ NHỮNG KỶ NIỆM VỀ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA

KHÁI LƯỢC VỀ ĐÀ LẠT

Đà lạt một nơi du lịch nổi tiếng của VN với nhiều thắng cảnh nổi tiếng như thác Cam Ly, Hồ Xuân Hương...biệt thự của vua Bảo Đại...
 Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ
màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ
từng đôi đi trên phố vắng
bước chân em giữa không gian, hoàng hôn thua màng đêm


Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thông
Hàng cây thẩm màu đèn lên phố phường
Giờ đây hơi sương giá buốt
Biết ai thương bước cô liêu
Một người đi trong sương rơi

Đà Lạt ơi, có nghe chăng Cam Ly
khóc tình đầu dang dở
Đêm xuống Than Thở vang cung hờn,
thêm sắt se tâm hồn
Người đi trong bóng cô đơn.

Khách du tìm đến thành phố ngàn thơ
Nhặt hoa thấy buồn lòng không bến bờ
Gần nhau, xa nhau mấy nỗi
Hỡi quê hương xứ sương rơi
Đà Lạt ơi, Đà Lạt ơi!"

Đà lạt thành phố mộng mơ...với nhiều cảnh đẹp thiên nhiên

Cảnh trung tâm Đà Lạt năm 1968

Nhà ga xe lửa Đà Lạt

Biệt điện của vua Bảo Đại
Ở đây bát ngát cao nguyên
Lâng lâng nắng nhẹ mây viền đồi thông
Hồ như ngủ giữa không trung
Suối quanh quất hiện, đường thong thả chìm
Rất giàu là những tiếng chim
Rất say là sắc màu riêng của đèo

Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sỹ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó.

Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện... một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa. Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như "Thành phố mù sương", "Thành phố ngàn thông", "Thành phố ngàn hoa", "Xứ hoa Anh Đào" hay "Tiểu Paris".

Cũng tại nơi đây được chọn để xây dựng một trường đào tạo sĩ quan cao cấp cho quân lực VNCH. Đó là trường Võ Bị Đà Lạt


Lịch sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

Lịch Sử của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam là lịch sử của một thực thể gắn liền với lịch sử cận đại của dân tộc, của lịch sử chiến tranh Việt Nam nói chung và của giòng Quân Sử Việt nói riêng. Vào năm 1945, khoảng thời gian mà nhân loại đang hân hoan đón chào một nền hòa bình thật sự qua sự đổ vỡ toàn diện của phe Trục, người dân Việt Nam vẫn chịu âm thầm chiến đấu cho nền tự do và hòa bình của mình. Công cuộc tranh đấu này đã đem lại một thành quả đầu tiên qua Hiệp Ước Vịnh Hạ Long vào năm 1948, mà theo đó, người Pháp công nhận Việt Nam độc lập trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp. Cùng trong năm ấy một Quân Đội Quốc Gia được thành hình nhưng vẫn nằm trong sự chi phối của người Pháp. Vừa tranh đấu với ngoại bang vừa chống trả lại những thủ đoạn gian manh lừa đảo của tập đoàn Cộng Sản Quốc Tế mà đại điện là Hồ Chí Minh, chính phủ lúc bấy giờ đã cho thành lập một Trường Sĩ Quan Hiện Dịch nhằm đào tạo các cán bộ nồng cốt cho Quân Đội. Trường Sĩ Quan Huế là trường Sĩ Quan đầu tiên của Việt Nam được xây cất tại Đập Đá bên cạnh giòng sông Hương. Sau hai năm, trường Sĩ Quan Hiện Dịch Huế được di chuyển về Đà Lạt vì nơi đây có đầy đủ các điều kiện về khí hậu và huấn luyện để rèn luyện các SĩQuan thích đáng với mọi hoàn cảnh của chiến trường mai hậu. Trường được cải tổ toàn diện và được cải danh thành Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.

Năm 1955, Thủ Tướng Ngơ Đình Diệm thực hiện cuộc cách mạng Quốc Gia và khai sinh nền Đệ Nhất Cộng Hịa. Quân Đội Quốc Gia với toàn vẹn chủ quyền được thống nhất chỉ huy dưới danh xưng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Trường Võ Bị Liên Quân cũng nằm trong khuôn khổ cải tổ đó và một lần nữa được cải danh thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, do sắc luật năm 1960 của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông cũng là người đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng một cơ sở huấn luyện khang trang tọa lạc tại đồi 1515, cách hồ Than Thở không xa. Với chương trình và phương pháp huấn luyện phỏng theo các tiêu chuẩn đào tạo Sĩ Quan của Trường Võ Bị West Point Hoa Kỳ, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam có trách nhiệm đào tạo các cán bộ Hải-Lục-Không Quân ưu tú cho Quân Đội, có khả năng chỉ huy, ổn định bờ cõi trong thời chiến và một trình độ kiến thức bậc Đại Học để kiến tạo quê hương trong thời bình.Sinh viên của trường Võ Bị Quốc gia Việt Nam liên lạc mật thiết với West Point qua một Sinh viên lớp niên trưởng. Khóa 25 rất hãnh diện vì có người bạn cùng khóa là Sinh viên Phạm Minh Tâm đang thụ huấn tại trường West Point và sẽ tốt nghiệp từ trường Võ Bị này vào năm 1974.

Không giống như các trường Ðại học quân sự Hoa kỳ vì không có sự chỉ định trực tiếp các Sinh viên được thu nhận theo học trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Ðể được thu nhận thụ huấn, các ứng viên dân sự phải hội đủ các điều kiện sau đây:

Từ 17 đến 22 tuổi.
Là công dân Việt Nam.
Chưa khi nào lập gia thất và nếu được chấp nhận thụ huấn, cam kết không lấy vợ cho đến sau khi tốt nghiệp.
Có hồ sơ hạnh kiểm tốt.
Có thể lực tốt và đầy đủ sức khỏe vớiụ chiều cao tối thiểu là 1 thước 60 phân (khoảng 5 feet 4 inches).
Có Tú tài II ban toán hay khoa học hoặc chứng chỉ văn bằng ngoại quốc tương đương. Trúng tuyển chương trình khảo thí của trường VBQGVN.
Các ứng viên muốn gia nhập Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam phải có bằng Tú Tài và được chọn lọc qua một cuộc khảo sát. Chương trình học mỗi năm được chia làm hai mùa, mùa nắng quân sự, mùa mưa văn hóa. Về quân sự, các Sinh Viên Sĩ Quan được huấn luyện chiến thuật tác chiến từ cấp Trung Đội đến Tiểu Đoàn và các cuộc hành quân liên binh. Về văn hóa, Sinh Viên Sĩ Quan được dạy chương trình bậc Đại Học dân chính, thêm vào các cuộc thực nghiệm tại các phòng thí nghiệm với các học cụ tối tân, và khi mãn khóa được cấp văn bằng Cử Nhân Khoa Học Thực Dụng.

Để trao dồi nghệ thuật chỉ huy và lãnh đạo, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam có truyền thống tổ chức Hệ Thống Tự Chỉ Huy và 8 tuần huấn nhục cho các tân khóa sinh. Hệ Thống Tự Chỉ Huy ngoài mục đích giúp các Sinh Viên Sĩ Quan thực tập về chỉ huy, còn có tác dụng phát huy tình huynh đệ giữa các khóa. Tám tuần huấn nhục giúp khóa sinh dứt bỏ nếp sống dân chính, để khép mình vào khuôn khổ kỹ luật của nhà trường. Vì nhu cầu chiến trường nên thời gian thụ huấn của các khóa thay đổi từ hai đến ba hoặc bốn năm.

Từ ngày thành lập cho đến tháng 4 năm 1975, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã cung ứng cho các chiến trường bốn Vùng Chiến Thuật tất cả 29 khóa Sỵ Quan với tổng số gần bảy ngàn Sĩ Quan, cùng với gần 500 Sinh Viên Sĩ Quan của 2 khóa cuối cùng. Các Sĩ Quan tốt nghiệp được phân phối đi khắp các Quân, Binh, Chủng để đảm trách vai trị cán bộ Chỉ Huy hoặc Tham Mưu. Dù ở cương vị nào, kỹ thuật hay tác chiến, người Sĩ Quan xuất thân Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam vẫn luôn nuôi dưỡng tinh thần "Tự Thắng Để Chỉ Huy" và câu châm ngôn "Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm" là kim chỉ nam minh chứng mọi hành động vị quốc an dân. Đa số các Cựu Sinh Viên Sỵ Quan đã thành công trên đường binh nghiệp và làm vang danh Trường Mẹ. Những người còn sống đang tiếp tục con đường đã chọn, những người nằm xuống đã trở thành những anh hùng vị quốc vong thân.

Sau năm 1975, dầu là Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã đi vào Quân Sử, nhưng truyền thống Bất Khuất và Hào Hùng chưa lịm tắt được trong tâm tư của những Sĩ Quan xuất thân từ Ngôi Trường lịch sử này. https://www.youtube.com/watch?v=-wzSrbEUino&feature=youtu.be

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
  • Thành lập tại Huế năm 1948, với danh xưng Trường Sĩ Quan Việt Nam, nhiệm vụ đào tạo các Sĩ quan Trung đội trưởng.
  • Năm 1950 trường di chuyển về Ðà Lạt và đổi danh xưng thành Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt.
  • Nghị định 317/QP/TT ngày 29/7/1959 của Bộ Quốc Phòng cải tổ thành trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, với quy chế của một trường Ðại học bậc Cao đẳng chuyên nghiệp. Nhiệm vụ đào tạo và cung cấp cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các Sĩ quan có căn bản quân sự vững chắc, với trình độ văn hóa bậc đại học. Thời gian thụ huấn kéo dài 4 năm.
  • Năm 1975 trường di chuyển về Long thành Biên Hòa.
  • Sắc lệnh 221/DQT/HC ngày 8/2/1953 và Sắc lệnh 2018/QP/ND tuyên dương công trạng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam trước Quân đội và ân thưởng Anh dũng bội tinh với nghành dương liễu.
  • Nghị định 71/QP/CA ngày 21/11/1963 cho Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được mang giây biểu chương mầu Anh Dũng Bội Tinh. 
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (tiếng Anh: The Vietnamese National Military Academy of Dalat, VNNMAD) là một cơ sở đào tạo sĩ quan cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, hoạt động trong 25 năm (1950-1975) cho đến khi chấm dứt tồn tại.

Năm 1948, một trường đào tạo Sĩ quan Việt nam đầu tiên được thành lập ở Huế. Năm 1950, vì điều kiện địa thế, khí hậu cũng như an ninh không thuận tiện cho việc huấn luyện, trường được di chuyển về Ðàlạt lấy tên là Trường Vỏ Bị Liên Quân Ðàlạt. Ðây là giai đoạn quân đội đang còn phôi thai trong trứng nưóc. Mọi cơ cấu tổ chức và quyền hành đều nằm trong tay người Pháp, bởi thế nhiệm vụ duy nhất của Trường lúc bấy giờ là đào tạo cấp tốc Sĩ quan có khả năng chỉ huy một Trung đội Bộ binh để cung ứng kịp thời cho một thứ chiến tranh vụ lợi thiếu lý tưởng giữa Phong, Thực, Cộng. Vì vậy thời gian học tập chỉ từ tám tháng đến một năm mà thôi.

Năm 1954, toàn dân đứng lên đấu tranh dành lại chủ quyền trong tay người Pháp, Quân đội Việt nam với tinh thần Cách mạng và lý tưởng Quốc gia vươn lên để trưởng thành trong tự cường và tự lực. Trường được cải tổ về quan niệm, phương pháp cũng như chương trình huấn luyện với những tiêu chuẩn cao hơn, và thời gian học tập đưọc nâng lên đến 2 năm cho mỗi khóa. Tuy nhiên vì hoàn cảnh điều kiện cũng như phương tiện không cho phép nên Sĩ quan tốt nghiệp ở Trường chưa đáp ứng được một cách đúng mức nhu cầu cấp thiết của giai đoạn cứu quốc và kiến quốc hiện tại.

Nhằm mục đích đào tạo một lớp người cán bộ nòng cốt cho Quân đội,

những người phải có thừa khả năng để đối diện một cách vững vàng trước 3 hiểm họa nguy ngập của Quốc gia: Cộng sản - Chậm tiến - Chia rẽ. Ngày 29-7-1959, do một sắc lệnh của Tổng Thống VNCH, trường thêm một lần nữa được hoàn bị cải tổ thành Trường Vỏ Bị Quốc Gia với những tiêu chuẩn Ðại học của một Hàn Lâm Viện Quân sự và với một nhiệm vụ vô cùng khó khăn nhưng thiêng liêng và tất yếu.

Ðúc luyện những cán bộ nòng cốt cho Quân đội, những người đó không phải chỉ là một con người chuyên nghiệp binh đao trên nghĩa thuần túy và hẹp hòi nhất của nó mà còn là:

Một ý chí đã tự quyết trước vấn đề sinh tồn của dân tộc.
Một đầu não phóng được tầm suy tưởng vào tận tương lai.
Một tiếng gọi có sức qui tụ nhân dân để cùng tiến.
Những bàn tay chuyên viên xây đập bắc cầu, chế ngự những năng lực thiên nhiên để phụng sự cho đời sống và sức sản xuất của nhân dân (Lời Trung Tá Chỉ huy trưởng).

Những Thiếu úy Hiện dịch cho Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Những chuyên viên kỷ thuật cho Quân đội và Quốc gia.



Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái
Nhẳm mục đích đương đầu một cách hữu hiệu với tình trạng khẩn trương của nước nhà và nhất là các chiến thuật mới của Việt Cộng, chương trình quân sự đặc biệt chú trọng đến phần thực tập, luôn luôn đặt Sinh viên Sĩ quan trước một không khí chiến trường thực sự để họ nêu lên những khó khan gặp phải rồi giải đáp và rút ra những ưu khuyết điểm của giải pháp.

Do đó ngoái các ban khoa chuyên môn như: truyền tin, vũ khí, địa hình, chương trình tác chiến được xem như là trọng tâm của khóa học và được chia ra các giai đoạn:

* Tiểu đội
* Trung đội
* Ðại đội 


Mặt khác chương trình còn có những phần bổ túc khá quan trọng về tham mưu, binh chủng, phương pháp huấn luyện, dẩn đạo, chỉ huy...

Niên học bắt đầu bằng một mùa quân sự kéo dài trong 10 tuần lễ từ hạ tuần tháng 11 đền trung tuần tháng 2 Dương lịch. Thời kỳ này là mùa khô ráo tại Ðàlạt.

Trong suốt mùa quân sự, Sĩ quan cũng như Sinh viên Sĩ quan luôn luôn sống trong bầu không khí hành quân. Việc huấn luyện, vấn đề ăn, ngủ đều ở ngoài trời để SVSQ quen với cuộc sống ở chiến trường không có những ngày nghỉ định kỳ, thứ bảy, chủ nhật hay ngày lễ trong mùa này.

Mùa quân sự kết thúc bằng cuộc thao dượt kéo dài 2 hay 3 ngày. Mục đích để trắc nghiệm thực hành sự học hỏi và thâu thập của SVSQ sau mười tuần quân sự.

Ngoài ra trong suốt mùa văn hóa, các SVSQ đưọc huấn luyện tu dưỡng quân sự mỗi tuần 1 ngày. Trong ngày đó SVSQ học ôn những môn đã giảng dạy hoặc được huấn luyện bổ túc những thiếu xót hay tác xạ tu dưỡng.

Trong năm cuối cùng của khóa học, họ được gửi đi học nửa tháng về Biệt dộng quân tại trung tâm huấn luyện ở Dục Mỹ để có một ý niệm thực tế hơn trước khi rời trường ra lĩnh nhiệm vụ ở đon vị.

1. Đức tính toàn năng và khả năng lãnh đạo của cấp Chỉ huy.
2. Một căn bản quân sự thật vững vàng.
3. Một văn hóa bao quát gồm sự thông hiểu kỹ thuật tương đương trình độ kỹ sư tốt nghiệp tại các trường Đại học dân sự, được tăng cường với việc huấn luyện về các môn khoa học xã hội, nhân chủng học.

TRƯỜNG VỎ BỊ LIÊN QUÂN ÐÀLẠT .

Năm 1955, Thủ tướng Ngô đình Diệm thực hiện cuộc cách mạng quốc gia và khai sinh nền Ðệ Nhất Cộng Hòa .Quân đội Quốc gia với tòan vẹn chủ quyền được thống nhất chỉ huy dưới danh xưng Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa .Trường Vỏ Bỉ Ðà Lạt củng nằm trong khuôn khổ đó và một lần nửa được cải danh thành TRƯỜNG VỎ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM (TVBQGVN) do sắc luật 1960 của Cố Tổng Thống Ngô đình Diệm . Ông củng là người đặt viên đá đầu tiên xây dựng một cơ sở khang trang tọa lạc tại đồi 1515, cách Hồ Than Thở không xa . Với chương trình và phương pháp huấn luyện phỏng theo các tiêu chuẩn đào tạ sỉ quan của trường Vỏ bị West Point Hoa Kỳ, TVBQGVN có trách nhiệm đào tạo các cán bộ ưu tú cho quân đội gồm cả Hải-Lục-Không quân ; có khả năng chỉ huy ổn định bờ cỏi trong thời chiến và một trình độ kiến thức bậc đại học để kiến tạo quê hương trong thời bình . Các ứng viên muốn gia nhập vào TVBQGVN phải có bằng Tú tài và được chọn lọc qua một cuộc khảo sát .Chương trình học mổi năm được chia làm 2 mùa : mùa nắng học quân sự, mùa mưa học văn hóa .Về quân sự, các Sinh viên sỉ quan (SVSQ) được huấn luyện chiến thuật từ cấp Trung đội đến Tiểu đòan và các cuộc hành quân liên binh .Về văn hóa, SVSQ được dạy chương trình bậc đại học dân chính, thêm vào các cuộc thí nghiệm tại phòng thí nghiệm với các học cụ tối tân, và khi mản khóa SVSQ được cấp văn bằng Cử nhân Khoa Học Thực Dụng . Ðể trao dồi nghệ thật chỉ huy và lảnh đạo, TVBQGVN có truyền thống tổ chức “Hệ thống tự chỉ huy” và 8 tuần huấn nhục cho Tân khóa sinh .Hệ thống tự chỉ huy nhầm mục đích giúp cho các SVSQ thực tập về chỉ huy, còn có tác dụng phát huy tinh thần quân đội giửa các khóa .Tám tuần huấn nhục giúp cho các tân khóa sinh dứt bỏ nấp sống dân chính để ghép mình vào khuôn khổ kỷ luật Thép của trường .

Vì nhu cầu chiến trường nên thời gia thụ huấn của các khóa củng thay đổi .Có khi 2 năm, có khi từ 2-3 năm .Nhưng từ khóa 22B trở vê sau thời gia thụ huấn được quy định là 4 năm.

Năm 1975, hai năm kể từ khi nhân dân miền Nam bị cưởng chế qua hiệp định Paris năm 1973, vận nước đến hồi nghiêng ngả, tình hình quân sự tại vùng I và vùng II Chiến thuật trở nên trầm trọng trong một trận chiến thiếu yểm trợ và tiếp liệu. Vùng cao nguyên dọc theo dải Trường Sơn và Pleiku đả được lệnh di tản. Do đó vào khoảng 12 giờ khuya ngày 31 tháng 3 năm 1975, dưới sự lảnh đạo của cựu SVSQ khoá 3 -Thiếu tướng Lâm quang Thơ -Chỉ huy Trưởng. Toàn thể các bộ phận của trường phải mở cuộc hành quân triệt thoái về vùng III . Ðồi 1515 phải bỏ trống từ phút đó và các SVSQ còn đang thụ huấn chưa tốt nghiệp phải thay thế đạn thực tập (mả tử) bằng đạn thật .Với tinh thần kỷ luật cao độ, lòng gan dạ và sự bình tỉnh ngoại hạng, cùng với sự yểm trợ hết mình của các đơn vị Bộ binh và Biệt động quân do các khóa đàn anh chỉ huy, toàn bộ TVBQGVN đả vượt một chặn đường dài đầy gai lửa để đến được Long Thành ngày 2/4/75 .

Tại đây, trong tình thế hổn loạn của đất nước, lể mản khóa cho 2 khóa 28 và 29 được tổ chức cấp thời .Riêng khóa 30 mới nhập trường được 1 năm và khoá 31 vừa xong 8 tuần lể huấn nhục, vì áp lực của pháo binh địch đả phải di chuyển về trường Bộ Binh Thủ Ðức .

Tính từ ngày thành lập cho đến tháng 4/75, TVBQGVN đả cung ứng cho chiến trường trên khắp 4 vùng Chiến thuật tất cả 29 khóa sỉ quan với tổng số gần 7000 sỉ quan .Các sỉ quan tốt nghiệp được phân phốI đi khắp các Quân, Binh chủng để đảm trách vai trò cán bộ Chỉ huy hoặc Tham mưu. Dù ở cương vị nào, kỷ thuật hay tác chiến, người sỉ quan xuất thân từ TVBQGVN củng luôn luôn nuôi dưởng tinh thần “Tự thắng để chỉ huy” và châm ngôn “Tổ quốc-Danh dự-Trách nhiệm” làm kim chỉ nam minh chứng mọi hành động vị quốc an thân .

CÁC KHOÁ ĐẴ ĐƯỢC ĐÀO TẠO
( sưu tầm của Ngyễn Kỳ Phong)

Trong hai năm 1973 và 1974, một tham vụ chính trị ở Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tên là James Nach, bắt đầu thâu thập một số chi tiết lịch sử về nguồn gốc các trường đào tạo sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) và sĩ quan tốt nghiệp từ các trường đó. Tác giả ghi lại rất nhiều chi tiết về mười khóa đầu của Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt và năm khóa đầu của Liên Trường Võ Khoa Thủ Ðức. Ðây là một tập tài liệu với nhiều chi tiết lý thú. Ông James Nach còn bỏ công ra ghi lại chức vụ đương nhiệm của một số sĩ quan tốt nghiệp. Theo sự hiểu biết của người viết bài này, tài liệu của James Nach là một trong hai tài liệu duy nhất của người Mỹ nghiên cứu về hệ thống đào tạo sĩ quan và xuất thân của sĩ quan QLVNCH. Năm 1970, cơ quan Advanced Research Projects Agency (một cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ) có thực hiện một nghiên cứu với tựa đề An Institutional Profile of the South Vietnamese Officer Corps. Tuy nhiên, nghiên cứu này có tính cách chính trị nhiều hơn là lịch sử, vì tài liệu chỉ nói đến hệ thống sĩ quan tướng lãnh và phân lọai họ có chiều hướng theo “phe” nào trong thời điểm đó. Tài liệu của James Nach được viết ở Sài Gòn và gởi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ với sự chuẩn hành của Đại sứ Graham Martin. Vì tài liệu nằm trong dạng công văn, nên chỉ được lưu trữ trong văn khố hay các trung tâm nghiên cứu về Việt Nam. Bài viết dưới đây sơ lược lại những chi tiết lý thú của tác giả James Nach trong The National Military Academy and Its Prominent Graduates và Origins of the Vietnamese National Army, Its Officer Corps and Its Military Schools.

The National Military Academy and Its Prominent Graduates

Trong phần nghiên cứu về Trường Võ Bị Quốc Gia và Những Sĩ Quan Tốt Nghiệp Danh Tiếng, James Nach sơ lược lại sự thành hình của trường Võ Bị Quốc Gia. Hai khóa đầu tiên Trường Sĩ Quan Hiện Dịch bắt đầu ở Huế, Khóa 1 tháng 12-1948, và Khóa 2 tháng 9-1949. Tháng 10-1950 trường dọn về Ðà Lạt và bắt đầu Khóa 3, với tên mới là Trường École Militaire Inter-Armes de Dalat. Trường chánh thức đổi lại thành Trường Võ Bị Liên Quân sau khi người Pháp rời Việt Nam năm 1955, và trở thành Trường Võ Bị Quốc Gia từ tháng 4 năm 1963 cho đến khi giải tán (Sắc Lệnh 325-QP, 10-4-1963).

Hai Khóa 1 Phan Bội Châu (53 sĩ quan tốt nghiệp) và Khóa 2 Quang Trung (97 tốt nghiệp) ở Huế ra trường một số sĩ quan sau này trở thành những tướng lãnh quan trọng của đầu thập niên 1960. Thủ khoa Khóa 1 là Trung tướng Nguyễn Hữu Có; Khóa 2 là Thiếu tướng Hồ Văn Tố (chết bất thình lình năm 1961 trong lúc chỉ huy Liên Trường Võ Khoa Thủ Ðức). Những tướng lãnh tốt nghiệp Khóa 1 như các Trung tướng Ðặng Văn Quang; Tôn Thất Ðính, Nguyễn Văn Thiệu; Trần Văn Trung. Một số sĩ quan cấp Thiếu tướng và Chuẩn tướng như, Bùi Ðình Ðạm; Phan Xuân Nhận; Tôn Thất Xứng; Nguyễn Văn Chuân. Khóa 2 có chín sĩ quan trở thành tướng lãnh, Trung tướng Ngô Dzu và Nguyễn Văn Mạnh; các Thiếu tướng Trần Thanh Phong; Huỳnh Văn Cao; Hoàng Văn Lạc; Lê Ngọc Triển; và Chuẩn tướng Lê Trung Tường. Trung tá Vương Văn Ðông, một trong những nhân vật chủ mưu đảo chánh 11-11-1960, cũng ra từ Khóa 2 này.

Khóa 3 Trần Hưng Ðạo có 135 sĩ quan tốt nghiệp. Ðây là khóa đầu tiên khai giảng ở Ðà Lạt. Có chín sĩ quan trở thành cấp tướng — cấp tướng hạng “nặng ký.” Khóa có Bốn Trung tướng Hoàng Xuân Lãm (tư lệnh Quân Ðoàn I; tốt nghiệp hạng 5); Nguyễn Xuân Thịnh (tư lệnh binh chủng Pháo Binh; hạng 8); Lâm Quang Thi (tư lệnh tiền phương Quân Ðoàn I; 12); và Lữ Lan (tư lệnh Quân Ðoàn II, 24). Hai sĩ quan tốt nghiệp trở thành tướng của Quân Chủng Không Quân là Chuẩn tướng Võ Dinh (tham mưu trưởng Không Quân VNCH) và Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Óanh (chỉ huy trưởng Trung Tâm Huyến Luyện Không Quân). Hai Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu (á khoa, tư lệnh phó Quân Ðoàn III khi bị tai nạn súng chết) và Lâm Quang Thơ. Tướng Thơ và Thi đều trở về trường mẹ, làm chỉ huy trưởng trường Võ Bị Quốc Gia.

Nhẩn lưu niệm khoá

Từ Khóa 4 (Khóa Lý Thường Kiệt, tháng 11-1951 – tháng 12-1951) đến Khóa 10 (Khóa Trần Bình Trọng, tháng 10-1953 – tháng 6-1954) trường đào tạo thêm 23 tướng lãnh. Phần lớn là những tướng hành quân/ tác chiến, hơn là tướng tham mưu/ hành chánh.

Khóa 4 Lý Thường Kiệt có hai Trung tướng là Nguyễn Văn Minh (tư lệnh QÐ III, 1972) và cố Trung tướng Nguyễn Viết Thanh (tư lệnh QÐ IV khi tử nạn tháng 5-1970). Hai sĩ quan kia là Chuẩn tướng Ðỗ Kiến Nhiểu (Đô trưởng Sài Gòn) và thủ khoa Nguyễn Cao Albert (giãi ngũ). Riêng tên của cố Trung tướng Nguyễn Viết Thanh được đặt cho hai khóa tốt nghiệp sĩ quan của QLVNCH: Khóa 6/1970 Liên Trường Võ Khoa Thủ Ðức, và Khóa 26 Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt.

Khóa 5 Hoàng Diệu (8-1951 – 5-1952), với 225 sĩ quan tốt nghiệp, là khóa đào tạo nhiều tướng lãnh nhất — 10 sĩ quan cấp tướng. Các Trung tướng Nguyễn Văn Toàn; Nguyễn Vĩnh Nghi; Phạm Quốc Thuần; Dư Quốc Ðống; Phan Trọng Chinh. Hai Thiếu tướng Trần Bá Di và Ðỗ Kế Giai. Các Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm; Chương Dzềnh Quay; Lê Văn Tư. Có ba Đại tá tốt nghiệp khóa này cũng được nhắc đến nhiều là Dương Hiếu Nghĩa (thủ khoa, liên hệ đến vụ đảo chánh 1-11-1963); Phạm Văn Liễu (ra trường hạng 19, liên hệ đến nhiều vụ đảo chánh); và Lê Ðức Ðạt (hạng 20, tư lệnh sư đoàn 22 bộ binh khi bị mất tích ở Tân Cảnh tháng 4-1972).

Khóa 6 Ðinh Bộ Lĩnh (12-1951 – 10-1952; 181 sĩ quan tốt nghiệp) có ba Chuẩn tướng Lý Tòng Bá (thủ khoa); Trần Quang Khôi (hạng 6); và Trần Ðình Thọ (hạng 79). Nhà văn Trung tá Nguyễn Ðạt Thịnh cũng đến từ khóa này.

Khóa 7 có Chuẩn tướng Trương Quang Ân (thủ khoa, tử nạn trực thăng năm 1968); Lê Văn Thân; và Trần Văn Hai.

Khóa 8 có Thiếu tướng Phạm Văn Phú, và Chuẩn tướng Huỳnh Thới Tây (tư lệnh Cảnh Sát Ðặc Biệt).

Khóa 9 không có sĩ quan tốt nghiệp nào lên tướng.

Khóa 10 Trần Bình Trọng (10-1953 – 6-1954) là khóa đông nhất của 10 khóa đầu tiên, với 400 sĩ quan tốt nghiệp. Thiếu tướng Lê Minh Ðảo (hạng 18); hai Chuẩn tướng Vũ Văn Giai và Trần Văn Nhựt. Mười khóa đầu của trường Võ Bị Quốc Gia đào tạo tất cả 40 tướng trong số 80 tướng hiện dịch của năm 1974 (80 tướng hiện dịch không kể tướng của Quân Chủng Hải Quân hay Ngành Quân Y).

Trong khi 10 khóa đầu đào tạo nhiều tướng lãnh chỉ huy của QLVNCH, các Khóa 11 đến 20 đào tạo nhiều sĩ quan trung cấp, cột trụ của quân đội. Những sĩ quan cấp trung tá và đại tá của Khóa 14-18 hiện diện và chỉ huy hầu hết các đơn vị chủ lực của QLVNCH. Khóa 16 Ấp Chiến Lược (226 sĩ quan tốt nghiệp; thủ khoa Bùi Quyền) có nhiều sĩ quan đã lên đến cấp bậc trung tá hay đại tá, chỉ huy trung đoàn hay lữ đoàn trong quân đội. Hai Khóa 19 và 20 thì có nhiều sĩ quan tiểu đoàn trưởng. Khóa 19 có 394 sĩ quan tốt nghiệp và là khóa kém may mắn nhất: ba sĩ quan vừa tốt nghiệp vài ngày đã tử trận ngay ở chiến trường, trong đó thủ khoa Võ Thành Kháng (trận Bình Giả). Khóa 20 được coi là đông nhất (406 tốt nghiệp; thủ khoa Trần Thanh Quang). Khóa 22B là khóa đầu tiên ra trường với trình độ văn hóa bốn năm. Nhưng khóa cũng không được may mắn khi thủ khoa Nguyễn Đức Phống bị tử trận vài tháng sau đó, trong cuộc hành quân đánh qua Cam Bốt năm 1970.

Origins of the Vietnamese National Army, Its Officer Corps and Its Military Schools

Ðây là tài liệu nghiên cứu về Lịch Sử Quân Ðội Quốc Gia, Hệ Thống Sĩ Quan, và Các Trường Huấn Luyện Quân Sự. Tác giả James Nach đi ngược về năm 1939, khi Cao Ủy Ðông Dương, tướng Catroux, bắt đầu tuyển mộ và huấn luyện sĩ quan Việt Nam cho quân đội Pháp và cho quân đội thuộc địa trong tương lai. Ðây không phải là một thiện chí của chánh phủ Pháp đối với người dân thuộc địa, đây chỉ là một phòng hờ cho thế chiến thứ hai bắt đầu nhen nhúm. Tài liệu nói về một số trường đào tạo cấp chỉ huy quân sự từ năm 1939 trở đi như, Nội Ứng Nghĩa Ðinh và Nội Ứng Nghĩa Quân. Theo tác giả Nach, Trung tướng Văn Thành Cao và Trình Minh Thế của quân đội Liên Minh Cao Ðài được huấn luyện từ trường này. Người Pháp cũng lập ra một vài trường huấn luyện quân sự cho các giáo pháo. Trường huấn luyện Cái Vồn của Hòa Hảo là nơi xuất thân của các tướng Trần Văn Soái, Cao Hảo Hớn, Lâm Thành Nguyên. Tác giả cho biết sau khi trường Cái Vồn bị đóng cửa, một số sinh viên được phép ghi danh nhập học trường Võ Bị ở Huế. Những trường khác được nhắc tên trong giai đọan này như Trường Móng Cáy, Trường Quân Chính, trường Quốc Gia Thanh Niên Ðoàn (một trường quân sự chính trị do Nhất Linh Nguyễn Tường Tam lập).

Năm 1946-47 Ðảng Ðại Việt của Trương Tử Anh thiết lập trường huấn luyện quân sự Lục Quân Trần Quốc Tuấn. Trường khai giảng ở Thanh Hóa, nhưng sau đó vì áp lực của Việt Minh nên phải dời về Yên Bái, và sau cùng về vùng Chapa gần biên giới Việt-Trung. Trường này đôi khi còn được gọi là trường sĩ quan Yên Bái. Những người đã theo học trường này gồm có Thiếu tướng Phạm Xuân Chiểu; Đại tá Phạm Văn Liễu; Đại sứ Ðinh Trình Chinh (đại sứ ở Thái Lan); Đại sứ Ngô Tôn Ðạt (đại sứ ở Ðại Hàn); và ký giả Nguyễn Tú (Nhật Báo Chính Luận).

Cũng trong thời gian 1938-1940, quân đội Pháp thiết lập hai trường huấn luyện sĩ quan và hạ sĩ quan thành sĩ quan ở Thủ Dầu Một và Tong. Ðại tướng Dương Văn Minh, và Tổng trưởng Tư Pháp Lê Văn Thu theo học Trường Thủ Dầu Một; trường Tong thì có những sĩ quan tốt nghiệp như các Trung tướng Trần Văn Ðôn; Linh Quang Viên; Nguyễn Văn Vỹ; và Trần Văn Minh.

Sau đệ nhị thế chiến, Bộ Tư Lệnh Quân Ðội ở Dông Dương gia tăng tuyển mộ lính thuộc địa cũng như huấn luyện cấp chỉ huy để phục vụ ở những đơn vị này. Trường Võ Bị Võ Bị Liên Quân Viễn Ðông được thành lập tháng 7-1946 tại Ðà Lạt. Trường chỉ khai giảng một khóa duy nhất, với 16 sĩ quan tốt nghiệp. Những sĩ quan tốt nghiệp trường này gồm có hai Đại tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm; Trung tướng Trần Ngọc Tám và Dương Văn Ðức; các Thiếu tướng Nguyễn Văn Kiểm (chánh võ phòng của Tổng thống Thiệu); Lâm Văn Phát; Bùi Hữu Nhơn; Cao Hảo Hớn; và Dương Ngọc Lắm. Năm 1947-1948 trường được dọn qua Vũng Tàu và có tên mới là École Militaire Nước Ngot (Trường Võ Bị Nước Ngọt, Vũng Tàu). Những sĩ quan tốt nghiệp trường này có cố Trung tướng Ðỗ Cao Trí; Thiếu tướng Nguyễn Xuân Trang (Tham Mưu Phó Phòng Nhân Viên, Bộ Tổng Tham Mưu); Đại tá Trang Văn Chính (chỉ huy phó Chiến Tranh Chính Trị); và Đại tá Bùi Quang Ðịnh (Bộ Chiêu Hồi). Trong năm năm, 1949-1953, một trung tâm huấn luyện hoàn hảo sĩ quan được thành lập ở Cap St. Jacques (Vũng Tàu). Trung tâm huấn luyện năm khoá. Khóa 1 có những sĩ quan tốt nghiệp như cố Đại tướng Cao Văn Viên; cố Trung tướng Nguyễn Chánh Thi; Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh; và Đại tá Vũ Quang Tài.

Như đã nói ở phần đầu bài viết, năm 1948 một trường đào tạo sĩ quan được thành lập ở Huế để bắt đầu lịch sử Trường Võ Bị Quốc Gia. Tác giả James Nach đã sơ lược về Trường Võ Bị Quốc Gia. Cũng trong cùng tài liệu, ông Nach sơ lược về lịch sử Trường Liên Quân Võ Khoa Thủ Ðức. Tài liệu này cũng công phu không kém tài liệu về Trường Võ Bị Quốc Gia. Vì khuôn khổ giới hạn của bài viết, ở đây chỉ tóm tắt lại những chi tiết đáng ghi nhớ. Nguyên thủy lúc thành hình là trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và Nam Định (Les Écoles des Cadres de Réserve de Thu Duc et Nam Dinh), với Khóa 1 Lê Văn Duyệt được khai giảng ngày 1 tháng 10-1951 ở hai nơi, Thủ Ðức và Nam Ðịnh. Thủ Ðức có 278 sĩ quan tốt nghiệp; Nam Ðịnh có 218. Khóa 1 đào tạo tất cả 19 tướng lãnh cho QLVNCH, trong đó có bốn Trung tướng, Trần Văn Minh; Nguyễn Ðức Thắng, Lê Nguyên Khang, và Ðồng Văn Khuyên (á khoa). Sau Khóa 1, trường dời về Thủ Ðức. Trong mười khóa đầu tiên, Khóa 4 Cương Quyết (12-1953 – 6-1954) và Khóa 5 Vì Dân (6-1954 – 2-1955) có số sinh viên tốt nghiệp nhiều nhất, 1,148 sĩ quan cho Khóa 4; 1,396 cho Khóa 5. Khóa 4 có được năm sĩ quan lên cấp tướng: cố Trung tướng Ngô Quang Trưởng; Thiếu tướng Bùi Thế Lân; cố Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng và Hồ Trung Hậu; và Chuẩn tướng Nguyễn Văn Ðiềm. Khóa 5 có Chuẩn tướng Lê Văn Hưng. Trừ những sĩ quan tướng lãnh, Khóa 4 có nhiều sĩ quan cấp trung tá và đại tá chỉ huy những đơn vị chủ lực của QLVNCH. Nhìn lại lịch sử cuộc chiến, đây là những sĩ quan đứng mũi chịu sào của giai đọan khói lửa 1965-1972. Theo tài liệu của James Nach, từ năm 1951 đến năm 1965, Thủ Ðức đào tạo 20,927 sĩ quan. Ðến tháng 9-1973, có tất cả 80,115 sĩ quan tốt nghiệp từ trường.
1. Allan E. Goodman, An Institutional Profile of the South Vietnamese Officer Corps. Rand Research, RM-6189-ARPA, June 1970 (declassified 1992). Tài liệu này được bắt đầu thực hiện vào năm 1967, thời gian này vẫn còn nhiều xung đột giữa hai nhóm tướng lãnh, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ. Trong tài liệu, ngoài một số chi tiết cá nhân của các tướng lãnh, tác giả Goodman còn phân lọai ra tướng lãnh thuộc phe nhóm nào.

2. The National Military Academy and Its Prominent Graduates, James Nach, American Ambassy Saigon, Airgram A-95, May 13, 1974; Origins of the Vietnamese National Army, Its Officer Corps and Its Militray Schools, James Nach, airgram A-131, no date.

3. Một số sĩ quan tốt nghiệp Khóa 3 Trần Hưng Đạo không đồng ý gọi đó là Khoá 3, mà là Khóa 1 Đà Lạt. Đại tá Bùi Dzinh, thủ khoa khóa Trần Hưng Đạo (11 tháng 10-1950 – 24 tháng 6-1951) trong một lá thư viết cho ban biên tập Nội San Đa Hiệu (Đa Hiệu, Số 43, phát hành 19 tháng 6-1996, trang 247-149), nói ý kiến của ông là, vì trường bắt đầu một tiến trình mới của quân đội, không có liên hệ với trường Sĩ Quan Hiện Dịch Đập Đá ở Huế, nên ông không gọi đó là Khóa 3. Ông viết, “Tôi không muốn tranh ngôi thứ của khóa, chỉ nhằm nói lại cho danh chánh ngôn thuận mà thôi.” Trung tướng Lữ Lan, cũng khóa Trần Hưng Đạo, thì nói, vì mình kính trọng hai lớp đàn anh đi trước, nên gọi đó là Khóa 3. Trong bài viết này, Khóa 3 là khóa bắt đầu ở Đà Lạt.

4. Dĩ nhiên chúng ta không thể không nhắc đến sĩ quan tốt nghiệp từ Trường Võ Bị Liên Quân Thủ Đức. Tuy nhiên đó là một đề tài khác. Khóa 14 Đà Lạt tương đương với Khóa 8 Thủ Đức, cùng ra đầu năm 1960. Khóa 20 Đà Lạt (11-1965) và Khóa 20 Thủ Đức cũng tốt nghiệp cùng thời gian (12-1965; năm 1965 Thủ Đức cho ra trường ba khóa, 18, 19, và 20).

5. Theo lời ký giả Nguyễn Tú kể, thì đại sứ Bùi Diễm chỉ học trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn trong thời gian ở Yên Bái, và bỏ dở chương trình lúc trường dọn về Chapa.

6. Trường Hạ Sĩ Quan Thành Sĩ Quan, còn gọi là Trường Hoàn Hảo Sĩ Quan — Centre de Perfectionnement des Sous Officiers Indochinois.

7. Tài liệu của James Nach nói 16 sĩ quan tốt nghiệp, trong khi sách quân sử VNCH Quân Lực Việt Nam Trong Giai Đoạn Hình Thành nói chỉ có 10 sĩ quan tốt nghiệp.

8. Vì khuôn khổ giới hạn, người viết sơ lược đến đó. Đọc giả có thể tìm tài liệu này ở hai nơi: Vietnam Center, Texas Tech University, Lubbock, Texas; hay, Cornell University, Ithaca, New York.

VÀI NÉT VỀ SINH VIÊN SĨ QUAN HIẾU KHOÁ 3

1. Khóa sinh Khóa 3 Trần Hưng Đạo Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Vì Khóa 3 là khóa đầu tiên được thiết lập tại Đà Lạt nên còn được gọi là Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt hay Võ Bị Đà Lạt. Khóa 3 khai mở khóa ngày 01 tháng 10 năm 1950. Lễ khánh thành Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt được cử hành ngày 05 tháng 11 năm 1950. Chỉ Huy Trưởng TVBLQD là Trung Tá Gribius.

2. Tốt Nghiệp (Á Khoa với số điểm cao nhất; Thủ Khoa được chỉ định chính thức là khóa sinh Bùi Dzinh) ngày 01 tháng 07 năm 1951.

3. Về mặt văn hóa, SVSQ Hiếu có trình độ đại học - với năm thứ nhất đại học ban Kỹ Thuật tại Đại Học Aurore, bên Thượng Hải, sau khi đậu bằng Tú Tài 2 ban Toán Pháp. Khóa 3 có hai SVSQ đậu bằng Tú Tài 1 Pháp: Lâm Quang Thi và Nguyễn Sỹ Khánh.

4. Hình Ảnh
Lễ Khánh Thành Trường Võ Bị
Liên Quân Đà Lạt (05/11/1950)

Lễ Mãn Khóa (01/07/1951 dưới sự chủ tọa của Quốc Trưởng Bảo Đại)

SVSQ Hiếu (chụp chung với Chuẩn Tướng KQ Nguyễn Ngọc Oánh và Trung Tướng Lữ Lan)
Lữ Đội 1/Khóa 3 (SVSQ Hiếu đứng thứ hai hàng cuối góc bên trái)

5. Danh Sách SVSQ Khóa 3 Trần Hưng Đạo

Tên Họ - Lữ Đội
001 Nguyễn Thế Anh - 4
002 Trần Văn Ân - 2
003 Nguyễn Duy Bách - 3
004 Lương Đình Bảy - 5
005 Huỳnh Thiện Bửu - 6
006 Từ Bộ Cam - 3
007 Thạch Con - 3
008 Trần Ngọc Châu - 3
009 Phạm Quang Chính - 6
010 Đinh Văn Chung - 3
011 Trần Văn Cường - 5
012 Nguyễn Quốc Di - 3
013 Ái Diên - 6
014 Nguyễn Văn Diệp - 6
015 Huỳnh Ngọc Diệp - 5
016 Võ Dinh - 3
017 Lê Xuân Diệu - 6
018 Nguyễn Hữu Dụng - 2
019 Bùi Văn Đối - 4
020 Phạm Trí Dũng - 5
021 Bửu Dzĩ - 2
022 Bùi Dzinh - 6
023 Nguyễn Trường Đằng - 2
024 Tôn Thất Đông - 1
025 Hoàng Thúy Đồng - 4
026 Lê Văn Đỡm - 3
027 Hoàng Hữu Gia - 2
028 Quan Minh Giàu - 5
029 Nguyễn Văn Giới - 6
030 Lương Đình Hà - 4
031 Bùi Văn Hải - 2
032 Phan Như Hiền - 3
033 Nguyễn Văn Hiếu - 1
034 Nguyễn Hoà - 4
035 Nguyễn Hoàng - 5
036 Nguyễn Ngọc Hồ - 3
037 Nguyễn Đức Hớn - 4
038 Nguyễn Văn Huấn - 3
039 Đỗ Huệ - 2
040 Lê Trung Hưng - 3
041 Phạm Anh Hương - 4
042 Huỳnh Kim Hương - 6
043 Lý Bá Hỷ - 6
044 Nguyễn Thái Khanh - 2
045 Nguyễn Sỹ Khánh - 4
046 Nguyễn Minh Khen - 2
047 Võ Khoát - 3
048 Nguyễn Ngọc Khôi - 2

Tên Họ - Lữ Đội
049 Võ Đại Khôi - 3
050 Nguyễn Văn Khôi - 4
051 Huỳnh Văn Khương - 1
052 Huỳnh Thiện Kiềm - 4
053 Tô Văn Kiểm - 1
054 Đinh Xuân Kính - 3
055 Nguyễn Văn Kính - 6
056 Hoàng Xuân Lãm - 6
057 Nguyễn Văn Lâm - 1
058 Lữ Mộng Lan - 1
059 Hoàng Đức Liệu - 5
060 Phạm Quang Linh - 4
061 Hồ Văn Lời - 6
062 Nguyễn Huy Lợi - 5
063 Nguyễn Văn Lợi - 5
064 Nguyễn Văn Lợi - 1
065 Nguyễn Văn Long - 4
066 Tạ Thanh Long - 1
067 Lê Thanh Lộc - 3
068 Huỳnh Văn Louis - 1
069 Huỳnh Thao Lược - 6
070 Lê Văn Lượng - 6
071 Nguyễn Hữu Mai - 6
072 Nguyễn Hữu Mân - 5
073 Nguyễn Bá Mạnh - 5
074 Nguyễn Văn Mến - 2
075 Lê Minh - 2
076 Dương Marcel - 1
077 Lê Béc Nay - 2
078 Huỳnh Kim Ngân - 3
079 Trịnh Xuân Nghiêm - 2
080 Đoàn Văn Ngộ - 2
081 Đỗ Ngọc Nhận - 1
082 Phạm Văn Nhiều - 4
083 Lê Văn Nhiếp - 1
084 Nguyễn Văn Nhờ - 4
085 Nguyễn Văn Nhờ - 3
086 Nguyễn Ngọc Oánh - 1
087 Nguyễn Văn Oánh - 3
088 Dương Văn Phát - 1
089 Từ Ngọc Phong - 4
090 Vương Đằng Phong - 4
091 Trần Thái Phúc - 3
092 Nguyễn Văn Phước - 5
093 Lê Văn Phước - 5
094 Từ Nguyên Quang - 5
095 Lê Kim Qui - 2
096 Nguyễn Đinh Sách - 5 


Tên Họ - Lữ Đội
097 Dương Phún Sáng - 3
098 Nguyễn Phú Sanh - 1
099 Ngô Nguyên Sơn - 5
100 Nguyễn Thái Sơn - 2
101 Đỗ Xuân Sinh - 1
102 Phan Văn Tài - 6
103 Phạm Ngọc Tảo - 5
104 Phạm Đăng Tấn - 4
105 Huỳnh Văn Tấn - 4
106 Đỗ Văn Tâm - 6
107 Võ Văn Thân - 3
108 Cao Mạnh Thắng - 4
109 Lâm Quang Thi - 2
110 Nguyễn Xuân Thịnh - 6
111 Lâm Quang Thơ - 2
112 Phạm Tất Thông - 4
113 Võ Nhị Thố - 5
114 Nguyễn Văn Thơm - 5
115 Hoàng Công Thụ - 2
116 Đỗ Trọng Thuần - 5
117 Đinh Trọng Thức - 6
118 Phạm Gia Thụy - 1
119 Dương Văn Thụy - 5
120 Phạm Văn Tiến - 2
121 Lê Văn Tính - 6
122 Huỳnh Thu Toàn - 6
123 Nguyễn Đình Toàn - 4
124 Nguyễn Văn Toàn - 6
125 Tô Toàn - 1
126 Nguyễn Văn Tồn - 6
127 Huỳnh Văn Tồn - 6
128 Nguyễn Chí Trai - 5
129 Nhan Minh Trang - 2
130 Phan Thông Trang - 4
131 Nguyễn Văn Trí - 4
132 Phạm Xuân Triển - 5
133 Nguyễn Khắc Tuân - 2
134 Phi Ngọc Tuyển - 5
135 Hà Thúc Tứ - 1
136 Ngô Lê Tuệ - 4
137 Nguyễn Phước Tường - 6
138 Đặng Văn Tuy - 6
139 Vòng Văn Thông - 1
140 Nguyễn Văn Xuân - 3
141 Tăng Bá Xuân - 1
142 Trần Thanh Xuân - 1
143 Nguyễn Văn Y - 5

6. Tuyển mộ SVSQ Khóa 3.
Tướng De Lattre De Tassigny, Tư Lệnh Đoàn Quân Viễn Chinh Pháp tại Đông Dương giao cho một đội toán cầm đầu bởi Trung Tá Gribius, tốt nghiệp Trường Thiết Giáp Saumur, đi ba vùng Bắc, Trung, Nam tuyển mộ SVSQ cho Khóa 3 Trường Võ Bị Liên Quân mới được thành lập tại Đà Lạt.

Tại miền Trung, có 18 ứng sinh dân sự ghi danh dự thi. Chỉ có 2 ứng sinh Võ Dinh và Lữ Mộng Lan đủ điểm đậu. Nhưng rồi vì tình hình chiến sự sôi động với trận đánh khốc liệt tại Hưng Yên, nên 16 ứng sinh thi rớt cũng được thâu nhận vào Khóa 3. Cũng tại miền Trung, có 44 Hạ Sĩ Quan Việt Nam hiện dịch trong Quân Đội Pháp cũng được đội toán tuyển mộ cứu xét. Chỉ có 18 ứng sinh thuộc gốc quân sự này được thâu nhận (trong số đó có Bùi Dzinh).

Khóa 3 khai giảng tháng 10/1950 với 4 Lữ Đội. Mỗi Lữ Đội gồm 6 SVSQ: 2 Bắc, 2 Trung, và 2 Nam. Do đó thành phần của Lữ Đội 1 nguyên thủy gồm có: Nguyễn Văn Hiếu và Nguyễn Ngọc Oánh (Bắc); Võ Dinh và Lữ Mộng Lan (Trung); Huỳnh Văn Louis và Dương Marcel (Nam).

Ba tháng sau, các SVSQ thuộc hai Lữ Đội 5 và 6 mới nhập trường, rồi được pha trộn vào 4 Lữ Đội trước.

7. Khóa 3 có 11 SVSQ lên đến hàng Tướng Lãnh: 5 Trung Tướng (Hoàng Xuân Lãm, Lữ Mộng Lan, Lâm Quang Thi, Nguyễn Xuân Thịnh, Nguyễn Văn Toàn), 2 Thiếu Tướng (Nguyễn Văn Hiếu, Lâm Quang Thơ) và 4 Chuẩn Tướng (Võ Dinh, Lý Bá Hỷ, Nguyễn Ngọc Oánh, Nguyễn Văn Phước).

                     

              

No comments: