Việt Dzũng - NGƯỜI HÙNG chống CỘNG
Việt Dzũng qua đời lúc 10:35 phút sáng nay tại California
by nuocvietphuongnamj - 12/21/2013
======================================================
Việt Dzũng qua đời lúc 10:35 phút sáng nay tại California
by nuocvietphuongnamj - 12/21/2013
======================================================
Chương trình tang lễ của Việt Dzũng
Việt Dzũng, tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng (sinh 1958) là một nhạc sĩ và ca sĩ người Việt nổi tiếng với dòng nhạc Việt Nam hải ngoại hoạt động tại Mỹ. Ông sinh năm 1958 tại Sài Gòn, một thời học Trường Trung học Lasan Taberd nơi ông bắt đầu biểu hiện khiếu âm nhạc.
Cali Today News – Theo tin từ người nhà và thân hữu của cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng, thì Chương trình tang lễ của Việt Dzũng như sau:
Lễ phủ Quốc Kỳ VNCH cho Việt DZŨNG
Loc xe Thung
Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Miền Nam Cali đã quyết định làm lễ phủ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho chiến sĩ Việt Dzũng.
Đây có thể là lần đầu tiên một người chưa một lần khoác áo chiến binh được nhận lá cở phủ trên chiếc quan tài theo nghi thức Quân Đội. Tinh thần chống cộng hăng say của Việt Dzũng đã thuyết phục được tất cả mọi người còn nghĩ mình là người Việt Nam và còn nghĩ đến quê hương cho một ngày trở về.
Tôi xin hoan nghênh tinh quyết định của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Miền Nam Cali để chứng tỏ lập trường chống cộng và đón nhận Việt Dzũng như một chiến hữu đã từng chiến đấu cho mầu cờ sắc áo.
Lễ phủ cờ sẽ bắt đầu vào lúc 11:00AM ngày thứ Bảy 12/28/13 tại:
Peek Family Colonial Funeral Home
7801 Bolsa Ave. # 1
Westminster, CA 92683
714-893-3525
Sẽ có 2 người trong nhóm Hưng Ca tham dự với toán phủ Quốc Kỳ VNCH
Các quân nhân đến tham dự nếu được xin vui lòng mặc Quân Phục để bày tỏ lập trường và tinh thần đồng đội cho một chiến hữu đã suốt đời chống cộng - Chống đến hơi thở sau cùng.
KQ Nguyễn Việt Hùng
XLTV Quyền Hội Trưởng
( FB của Trưng Vương Bích Huyền )
Việt Dzũng, tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng (sinh 1958) là một nhạc sĩ và ca sĩ người Việt nổi tiếng với dòng nhạc Việt Nam hải ngoại hoạt động tại Mỹ. Ông sinh năm 1958 tại Sài Gòn, một thời học Trường Trung học Lasan Taberd nơi ông bắt đầu biểu hiện khiếu âm nhạc.
Cali Today News – Theo tin từ người nhà và thân hữu của cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng, thì Chương trình tang lễ của Việt Dzũng như sau:
Lễ phủ Quốc Kỳ VNCH cho Việt DZŨNG
Loc xe Thung
Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Miền Nam Cali đã quyết định làm lễ phủ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho chiến sĩ Việt Dzũng.
Đây có thể là lần đầu tiên một người chưa một lần khoác áo chiến binh được nhận lá cở phủ trên chiếc quan tài theo nghi thức Quân Đội. Tinh thần chống cộng hăng say của Việt Dzũng đã thuyết phục được tất cả mọi người còn nghĩ mình là người Việt Nam và còn nghĩ đến quê hương cho một ngày trở về.
Tôi xin hoan nghênh tinh quyết định của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Miền Nam Cali để chứng tỏ lập trường chống cộng và đón nhận Việt Dzũng như một chiến hữu đã từng chiến đấu cho mầu cờ sắc áo.
Lễ phủ cờ sẽ bắt đầu vào lúc 11:00AM ngày thứ Bảy 12/28/13 tại:
Peek Family Colonial Funeral Home
7801 Bolsa Ave. # 1
Westminster, CA 92683
714-893-3525
Sẽ có 2 người trong nhóm Hưng Ca tham dự với toán phủ Quốc Kỳ VNCH
Các quân nhân đến tham dự nếu được xin vui lòng mặc Quân Phục để bày tỏ lập trường và tinh thần đồng đội cho một chiến hữu đã suốt đời chống cộng - Chống đến hơi thở sau cùng.
KQ Nguyễn Việt Hùng
XLTV Quyền Hội Trưởng
( FB của Trưng Vương Bích Huyền )
THÔNG BÁO
ĐÊM TƯỞNG NIỆM CA NHẠC SĨ ĐẤU TRANH VIỆT DZŨNG - Do Biệt Đoàn Văn Nghệ Lam Sơn
Sydney: Đêm Nhạc Việt Dzũng "Như Một Lời Chia Tay"
======================================================
Nhạc sĩ Việt Dzũng vừa qua đời tại Fountain Valley Hospital, California, lúc 10:35 phút sáng 20 tháng 12, 2013.
Việt Dzũng tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, anh sinh năm 1958 tại Sài Gòn.
Thân phụ của ông là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, và mẹ là cựu giáo sư trung học Gia Long. Ông theo gia đình di tản từ năm 1975, định cư tại các tiểu bang Nebraska, Texas và cuối cùng là California.
Nhà báo Nguyễn Văn Khanh, Giám Đốc Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do cho biết, thân mẫu của nhạc sĩ Việt Dzũng nói với ông rằng, hệ miễn nhiễm của con trai bà bị yếu từ lâu.
Việt Dzũng là tác giả của nhiều ca khúc được đồng bào hải ngoại yêu mến, như “Chút Quà Cho Quê Hương,” “Lời Kinh Ðêm,” “Mời Em Về”…
Việt Dzũng là một người đa tài và có lòng với cộng đồng tị nạn hải ngoại. Ông là một trong những MC chính của tất cả các chương trình của Trung Tâm Asia.
Ông cũng là một nhà báo, là trưởng ban tin tức của đài truyền hình SBTN, là xướng ngôn viên của các đài phát thanh tại nam California, như Little Saigon Radio (1992-1996), Bolsa Radio từ 1996 đến nay, hiện là phong trào trưởng Phong Trào Hưng Ca Việt Nam (chữ nghiêng từ V.V.V).
Trong các sinh hoạt cộng đồng, ông hoạt động tích cực, đấu tranh cho các vấn đề tự do, nhân quyền cho Việt Nam. (H.G.)
chi nhan December 20, 2013 at 2:22 PM
Anh Việt Dũng ra đi để lại bao nhiêu nuối tiếc trong cộng đồng ngưởi việt hải ngoại chúng ta !!! Một chiến sĩ thành tâm chống cộng và yêu quê hương tha thiết như anh Việt Dũng sẽ sống mãi mãi trong trái tim của toàn quân dân Việt Nam ...
An Trinh
Vô cùng thương tiếc và xin thành kính chia buồn cùng gia đình Nhạc sĩ Việt Dzũng, cầu nguyện hương hồn Anh an nghĩ nơi cõi vĩnh hằng.
Đau xót chia buồn đến khối Tâm Não của Trung Tâm Asia, Đài truyền hình SBTN và các Hội đoàn, các Đài phát thanh mà NS. VIỆT DZŨNG cộng tác
Để Tưởng Nhớ Đến Anh Linh NS. VIỆT DZŨNG cùng Anh Linh Các Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, Ca Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (Nhật Trường), Ca Nhạc sĩ Duy Khánh, Tài tử Danh ca Hùng Cường...
Mong Quý vị cứ giử niềm tin rằng "tâm quyết và tâm linh của NS Việt Dzũng đang thầm nói với các anh, các chị, các em, các bạn và đồng bào Việt thân yêu của tôi ", Anh Linh cùa Anh cũng đang hiễn linh phò trợ cho hoài bão và tâm nguyện trong mỗi chúng ta...bằng mọi hình thức lợi khí đấu tranh, cho đến khi nào Việt Nam có được Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền thật sự mới thôi.
LÀ NGƯỜI VIỆT NAM TỰ DO CHÚNG TÔI MÃI MÃI GHI NHỚ ƠN ANH, CẢ MỘT ĐỜI HIÊN NGANG DẤN THÂN TRANH ĐẤU VÌ SỰ TỒN VONG DÂN TỘC.
VINH DANH TINH THẦN YÊU NƯỚC VIỆT DZŨNG BẤT KHUẤT, ĐÃ ĐẢO CSVN LỪA DÂN BÁN NƯỚC. NGUYỆN CẦU HƯƠNG LINH ANH HÙNG VIỆT DZŨNG PHÙ TRỢ CHO NHÂN DÂN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT SỚM THOÁT KHỎI ÁCH NÔ LỆ CỦA LŨ VIỆT GIAN CỘNG SẢN BÁN NƯỚC !|
VĨNH BIỆT VIỆT DZŨNG, NGƯỜI HÙNG NƯỚC VIỆT !
VINH DANH ANH VIỆT DZŨNG VÌ VIỆT NAM...DIỆT CỘNG SẢN
Việt Nam sẽ không có TỰ DO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN & ĐẠO ĐỨC khi còn chế độ bất công độc tài CỘNG SẢN...
Đảng CSVN theo chủ thuyết "tam vô" đã đang tiêu diệt : DÂN QUYỀN ; DÂN TRÍ ; DÂN KHÍ ; DÂN SINH của Giống Nòi VIỆT TỘC.
Nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời tại California
Phuongnam Đ
Lạnh người khi hay tin Anh VD đã ra đi ..buồn và thuơng tiếc Anh ! !!
Tram nguyen
Người đi, nhạc ở lại.
MC Việt Dzũng đã từ trần vào sáng ngày 20 tháng 12
Vnchdalat Tran
Một phút ngặm ngùi.
Xin chào người ANH HÙNG chống CỘNG
Mai Nguyễn Huỳnh
Vô cùng thương tiếc- Ca Nhạc sĩ VIỆT DZŨNG.
Xin chia buồn một chí hữu Tự Do đã ra đi...!!! và tỉm lại một quê hương an lành trong cõi nhớ Việt Nam mến yêu!!!
Chúc hương hồn cố Nhạc Sĩ, hân hoan trở về mái ấm tình người Việt Nam, khi quê hương tàn rồi chinh chiến cho Tự Do!!!. Và anh đã trở về lòng đất mẹ, về với tự do vĩnh hằng:Việt Nam!!!
Vô Cùng Thương Tiếc Việt Dzũng
by Duy-Khiêm Vũ Xuân Tráng - FRIDAY, DECEMBER 20, 2013
by Duy-Khiêm Vũ Xuân Tráng - FRIDAY, DECEMBER 20, 2013
Nhạc sĩ Nam Lộc bên Việt Dzũng giờ phút lâm chung. Photo: Calitoday.
Suốt hơn ba mươi năm nay, Việt Dzũng là một cái tên quen thuộc với hầu hết mọi người Việt đang sinh sống ở hải ngoại, kể cả rất nhiều người dân trong nước cũng biết đến tên anh..Nhưng cho tới nay vẫn chưa có ai viết cho thật đầy đủ về người nghệ sĩ đa tài này và những đóng góp to lớn của anh trên nhiều lãnh vực khác nhau, nhứt là trong địa hạt ca nhạc và truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, anh cũng thường xuyên là đề tài cho các tờ báo trong nước tấn công từ hơn hai chục năm nay, với những lời vu cáo, mạ lỵ nhằm dìm anh xuống đáy vực sâu.
Nhưng người nghệ sĩ và chiến sĩ tranh đấu cho nhân quyền này vẫn manh dạn vượt qua tất cả những khổ nạn chập chùng, oan khiên chất ngất và càng ngày anh càng được nhiều người yêu mến anh thêm.
Cũng chính biến cố 30 tháng tư năm 1975 cùng với sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đưa Việt Dzũng rời xa quê hương mà cho đến nay chưa một lần nào anh đặt chân trở lại. Cùng với 36 người chen chúc nhau trên một chiếc tàu nhỏ bé, mong manh, Việt Dzũng và bà ngoại của anh đã vĩnh viễn rời xa gia đình và đất nước Việt nam. Sau 22 ngày trên biển khi không còn thức ăn, nước uống, cũng như phải chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau thương trên biển cả, tàu của họ mới cập được bến Singapore. Nhưng liền sau đó, tất cả lại bị chuyển qua một chiếc tàu khác và thẳng đường tới trại tị nạn Subic ở Phi Luật Tân.
Chính những kinh nghiệm sống trên đường vượt biển tìm tự do này đã khiến cho anh sáng tác rất thành công các ca khúc để đời sau này, mà tiêu biểu nhất vẫn là “Lời Kinh Đêm” với những câu ca: … “Thuyền trôi xa … về đâu ai biết ? Thuyền có về …ghé bến tự do ? Trời cao xanh … hay trời oan nghiệt Trời có buồn … hay trời vẫn làm ngơ ?… … Người buông xuôi về nơi đáy nước Người có mộng một nấm mồ xanh ? Biển ngây ngô hay biển man rợ Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ …?” Chưa đầy 17 tuổi mà đã rời xa mái ấm gia đình, bỏ lại sau lưng tất cả những người thân yêu, bè bạn, mái trường yêu dấu với những sinh hoạt vui tươi của tuổi học trò.
Chắc chắn là có những khoảnh khắc anh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng chợt nhớ lại quãng đời niên thiếu ngập tràn kỷ niệm của mình, đã bỏ lại sau lưng tận bên kia bờ Thái Bình Dương. Từ nhỏ anh đã là một học sinh xuất sắc của trường Lasalle Tabert ở Sài Gòn, cũng như anh trai và đứa em trai kế của anh. Người chị lớn của anh thì đang du học bên Nhật Bản về ngành giáo dục. Ba của anh là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, cựu Dân Biểu của nền đệ nhị cộng hoà Việt Nam và cũng là Thiếu Tá Y sĩ trưởng Bộ Tổng Tham Mưu và Sư đoàn 5 QLVNCH. Mẹ của anh là giáo sư trường nữ trung học Gia Long ở Sài Gòn.
Việt Dũng đã yêu thích âm nhạc từ khi còn rất trẻ và được các sư huynh ở trường Lasalle Tabert chỉ dạy rất tận tình. Trong lúc gia đình mong cho anh sau này trở thành Bác sĩ để nối nghiệp cha, thì Việt Dzũng lại đam mê ca hát, văn nghệ văn gừng. Anh thường cùng các bạn học trình diễn ca nhạc ở những buổi văn nghệ liên trường. Việt Dzũng đã từng chiếm giải nhất ở cuộc thi văn nghệ của trường Tabert và đại diện trường đi tham dự các buổi hát ủy lạo chiến sĩ VNCH, cũng như tham dự vào những đại hội nhạc trẻ khắp nơi bên cạnh những tên tuổi nổi danh thời bấy giờ như Trường Kỳ, Nam Lộc, Jo Marcel, Tùng Giang, Đức Huy, Elvis Phương.v.v..
Đó là khoảng thời gian từ năm 1971 cho tới tháng tư năm 1975. Giờ đây (tháng 6-1975), tại trại tạm cư Subic, chàng thanh niên trẻ Việt Dzũng tạm quên đi những kỷ niệm thật đẹp ở quê nhà mà bắt tay ngay vào đời sống mới. Với số vốn Anh ngữ học được ở trung học và tính tình hoạt bát, Việt Dzũng liền tham gia hoạt động trong ban tổ chức và điều hành trại, đón tiếp và giúp đở nhiều chuyến tàu tị nạn lần lượt cặp bến Subic cho đến khi trại này đóng cửa. Rời trại tị nạn này, Việt Dzũng cùng bà ngoại được đưa sang đảo Guam, rồi chuyển sang trại Ft. Chaffee ở tiểu bang Arkansas.
Trong thời gian này Việt Dzũng hoạt động không ngừng nghỉ, từ việc đón tiếp đồng bào tị nạn mới tới, sinh hoạt trong hội Hồng Thập Tự, hội USCC, cộng tác với tờ báo của trại, chương trình phát thanh của trại, làm thông dịch viên giúp đỡ rất nhiều người chung quanh. Ở lại trại gần đến ngày cuối cùng trước khi trại đóng cửa, anh được Đức cha Bernard Law, Giám Mục địa phận Springfield, Missouri, bảo trợ và gởi đến tạm trú trong một gia đình người Mỹ. Năm 1976, Việt Dzũng tiếp tục học lớp 11 ở trường trung học St. Agnes, Missouri và tự trau dồi thêm về âm nhạc theo như sở thích và đam mê từ nhỏ của anh. Tại đây, anh bắt đầu sinh hoạt ca hát với các anh chị em thuộc cộng đồng Việt Nam. Anh cũng từng xuất hiện trên đài truyền hình KOZK21 ở Springfield.
Một năm sau (1977), Việt Dzũng được đoàn tụ với gia đình ở Wood River, tiểu bang Nebraska. Năm đó anh tốt nghiệp trung học tại trường Wood River. Năm 1978, Việt Dzũng chính thức bước vào lãnh vực âm nhạc khi cùng một người bạn học chung trường tên là Vernon Larsen lập ban song ca để hát theo lối du ca (troubrador) của Mỹ, tên “Firebirds” (Chim Lửa). Đôi song ca này chuyên hát nhạc đồng quê của Hoa Kỳ (American country music). Việt Dzũng sử dụng tây ban cầm và cùng người bạn Mỹ đi trình diễn khắp nơi ở vùng Trung Mỹ, kể cả các club nhạc của dân địa phương. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy một thanh niên Á châu hát nhạc đồng quê rất thành thạo, trôi chảy nên đã dành cho anh thật nhiều thiện cảm.
Cũng năm 1978 này, Việt Dzũng đoạt giải nhất về sáng tác nhạc country music tại cuộc thi Iowa Grand Old Orphy. Thật ngạc nhiên khi anh là người Việt Nam đầu tiên, mà cũng là người Á châu đầu tiên chiếm giải nhất về bộ môn sáng tác country music với bài hát hoàn toàn bằng Anh ngữ.
Ngay sau đó, một hãng dĩa về country music đã mời anh cộng tác để thực hiện một Album nhạc đồng quê, nhưng anh đã từ chối vì muốn tiếp tục học ở Đại học theo ý muốn của song thân.
Cũng trong năm này, Việt Dzũng bắt đầu sáng tác nhạc Việt với bài hát đầu tiên là “ Sau Ba Năm Tỵ Nạn Tại Hoa Kỳ”, viết về thân phận người dân xa xứ với những đau đớn chia lìa. Bài hát thứ hai là “Một Chút Quà Cho Quê Hương” đã trở thành một ca khúc lẫy lừng nhất của Việt Dzũng, được mọi người yêu thích cho đến tận hôm nay.
Đó là thời gian người Việt tỵ nạn bắt đầu gửi quà về cho thân nhân ở quê nhà, chia sẻ những khổ đau chất ngất, đọa đày dưới chế độ mới như những lời ca sau đây: “Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay … Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may Mẹ may hộ con tim gan quá đoạ đày … Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn …. Con gởi về cho cha một manh áo trắng Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình …”
Nhớ lại những ngày đầu tiên làm quen với sinh hoạt văn nghệ của người Việt tha hương, khi Việt Dzũng theo người chú họ về San Antonio, Texas thăm gia đình người bạn nhân dịp tết Nguyên Đán 1979. Tại Hội Chợ Tết nơi đây, anh đã lên sân khấu, ôm đàn guitar trình bày hai ca khúc mà anh vừa sáng tác. Hát xong, nhìn xuống khán giả thì mọi người đã đầm đìa nước mắt và túa ra ôm ấy anh khi anh rời sân khấu.
Việt Dzũng đã chinh phục bà con đồng hương nơi đây kể từ lúc này. Năm sau 1980, Việt Dũng trình diễn tại một đại nhạc hội ở Omaha, Nebraska với Sĩ Phú và Mai Lệ Huyền. Sau đó anh đã hát với Khánh Ly, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh ở Denver, Colorado những bài hát do anh sáng tác. Ngay lúc đó, Khánh Ly đã chọn ba bài hát của anh là: “Lời Kinh Đêm, Mời Em Về, Một Chút Quà Cho Quê Hương” đem về California thâu vào băng nhạc “Một Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa” (nhà văn Mai Thảo viết lời giới thiệu). Ba bài hát này đã là những bài hát nằm lòng của hàng triệu người Việt nhiều năm sau đó (kể cả ở trong nước).
Năm 1980, là năm mà số người Việt bỏ nước ra đi cao nhất, Việt Dzũng đã cho ra mắt cuồn băng nhạc đầu tay “Kinh Tỵ Nạn” do Trung Tâm Nhã Nhạc tại Houston, Texas thực hiện. Ngay tuần lễ đầu băng nhạc này đã được đón nhận nhiệt liệt từ California đến tận Canada, số bán sau đó đã lên đến cả trăm ngàn ấn bản. Lúc đó, Việt Dzũng đã quyết định chính thức di chuyển qua California sinh sống và sinh hoạt văn nghệ để có thể phát triển tài năng của anh nhiều hơn. Đầu tiên, anh được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời hát cho đại nhạc hội ở Orange County và tiếp tục lưu diễn khắp nơi.
Anh cũng đã hoàn thành cuồn băng nhạc thứ nhì tên là “Lưu Vong Khúc” vào giai đoạn này. Trước đó, vào năm 1978 anh đã gặp ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh tại Đại Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt tại thủ đô Washington DC và hai người liền kết nghĩa chị em. Cả hai cùng sáng tác chung một đường lối và họ đã kết hợp thành một đôi song ca trình diễn khắp nơi trên thế giới, chỉ trừ các nước cộng sản mà thôi. Tại Mỹ, họ đã lưu diễn hầu hết 50 tiểu bang, kể cả những tiểu bang có rất ít người Việt sinh sống.
Tại Á châu, họ đã hát ở Nhật hơn ba lần, hát cho các phái đoàn ngoại giao, tòa tổng lãnh sự, sứ quán Mỹ ở nhiều nước như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, v.v…Nhưng chuyến lưu diễn ở Âu Châu của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh phải coi là một chuyến lưu diễn lịch sử. Đã có hàng ngàn người Việt từ khắp nơi đón xe lửa đến gần địa điểm trình diễn, cắm trại nằm chờ trước hai ba ngày khai mạc để gặp hai thần tượng của họ. Ở Úc Châu khán giả cũng nhiệt liệt đón chào Việt Dũng và Nguyệt Ánh. Họ đã đi hết những thành phố có người Việt cư trú kể cả những nơi hẻo lánh như Perth và Darwin.
Đã có nhiều bài báo và cả hai cuốn sách xuất bản ở Úc được viết ra để ca tụng cho lý tưởng đấu tranh chống cộng và ước mơ ngày về quang phục quê hương của đôi nghệ sĩ này. Ngay lúc đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam liền lên án Việt Dzũng và Nguyệt Ánh là hai kẻ phản động số một, tuyệt đối cấm phổ biến tất cả các nhạc phẩm của họ trong nước.
Trong một phiên tòa sau đó, CSVN đã kết án tử hình khiếm diện hai nghệ sĩ này. Ngày 1 tháng Tư năm 1985, hai nghệ sĩ này đã kết hợp với những ca nhạc sĩ khác để thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, dùng âm nhạc làm vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù.
Cho đến nay, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam vẫn còn hoạt động đều đặn với những tên tuổi khác như Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Xuân Nghĩa, Tuấn Minh, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo..v.v..
Trong suốt thời gian hơn 25 năm này, Việt Dzũng vẫn tiếp tục có những hoạt động đều đặn, liên tục và bền bỉ để tranh đấu cho người tị nạn Việt Nam.
Từ những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con tàu với người vượt biển như Cape D'Anamur, chương trình SOS Boat People, vận động chống lại chương trình cưỡng bách hồi hương người tị nạn, tranh đấu với quốc tế tại Genève, Thụy Sĩ, tại Liên Hiệp Quốc…
Có thể nói, bất cứ nơi nào có người tị nạn Việt Nam là có bước chân Việt Dzũng mang tiếng đàn, tiếng hát của anh để binh vực cho họ, sưởi ấm tấm lòng của họ, mang niềm tin yêu và hy vọng cho họ vượt qua những khổ cực, đau buồn và mất mát trên đường vượt biên. Anh đã có mặt hầu hết các trại tị nạn ở vùng Đông Nam Á để thăm viếng, ủy lạo đồng bào, giúp đở trẻ em không thân nhân và hàng ngàn công tác xã hội khác mà không hề biết mệt.
Cũng trong năm 1985 này, Việt Dzũng đã cho ra đời một băng nhạc hoàn toàn bằng Anh ngữ “Children of the Ocean”. Đây cũng là album nhạc đầu tiên của người Việt hải ngoại bằng tiếng Anh.
Các tờ báo Orange County Register, Los Angeles Times, Washington Post đều có những bài viết khen ngợi cuốn băng này. Riêng tờ Austin-American- Stateman đã gọi Việt Dzũng là “người nghệ sĩ nổi tiếng nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và là một tấm gương sáng giá, chứng tỏ là người tỵ nạn có thể hội nhập vào đời sống mới, trong khi vẫn giữ được nguồn gốc của quê hương mình.”
Về truyền thông, Việt Dzũng đã mở ra một cánh cửa khác để cho thấy một tài năng thiên phú và đa dạng ở anh. Sau một thời gian dài làm báo, tháng 7 năm 1993 Việt Dzũng được mời làm xướng ngôn viên chính cho chương trình phát thanh tiếng Việt đầu tiên ở Nam California, phát thanh 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày là đài Little Saigon.
Cũng cần nhắc lại là trước đó các đài phát thanh đều làm chương trình theo kiểu ngày xưa, nghĩa là thâu thanh trước đàng hoàng, kỹ càng từng tiết mục và tới giờ là cho phát thanh lên. Nhưng lần đầu tiên, Việt Dzũng đã tạo ra một phong cách mới: anh đưa ra những chương trình trực tiếp truyện trò cùng thính giả (talk back) trong buổi phát thanh. Nên không khí rất vui nhộn và hào hứng, náo nhiệt vô cùng. Sau này các đài phát thanh ở Mỹ và ngay cả ở bên Việt Nam cũng bắt chước theo lối này.
Kể cả các đài BBC, VOA phát thanh về Á Châu, cũng thay đổi cách làm việc như cho xướng ngôn viên được phép đùa giỡn với thính giả chớ không đọc tin một cách nghiêm trang như ngày xưa. Ngoài việc phổ biến tin tức, âm nhạc, thể thao cuối tuần, giải trí cuối tuần, tin tức Hollywood …VD còn thực hiện chương trình đặc biệt nhất là chương trình “Tâm tình với nghệ sĩ” được rất nhiều thính giả ưa thích. Chương trình này lúc đầu phát từ 11 đến 12 giờ trưa hàng ngày trên làn sóng 967 FM của đài KWIZ. Sau đó mỗi tuần phát hai ngày thứ hai và thứ tư.
Trong vòng hơn hai năm, mà Việt Dzũng đã phỏng vấn trên 350 nghệ sĩ. Từ những ca sĩ nổi tiếng như Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Chế Linh, Lệ thu, Ý Lan, Vũ Khanh …cho đến những ca sĩ mới xuất hiện ở hải ngoại sau này như Mạnh Đình, Dạ Nhật Yến, Thanh Trúc, Phi Nhung … Những nghệ sĩ đến từ các tiểu bang xa cũng được mời phỏng vấn như Hà Thanh, Từ Công Phụng, Trường Kỳ, Châu Hà, Văn Phụng .v.v…
Trong tất cả các chương trình phỏng vấn này, nóng bỏng nhất và đặc biệt nhất phải nói là chương trình phỏng vấn nữ ca sĩ Ngọc Lan. Vì từ trước tới nay, Ngọc Lan không nhận lời cho ai phỏng vấn cả (vào thời điểm đó), chỉ có một lần cô trả lời trên đài VOA; và Việt Dzũng là người duy nhất phỏng vấn được Ngọc Lan vào tháng 10 năm 1994.
Bốn năm sau( 1996), Việt Dzũng cùng các bạn đứng ra thành lập một chương trình phát thanh độc lập, đó là đài Radio Bolsa, phát thanh trên ba làn sóng khác nhau ở Nam California, Bắc California và Houston, Texas. Hiện nay (2006), Radio Bolsa đang phát sóng trên 106.3 FM, 1190 AM (Nam California) và 1430 AM (San Jose) với Việt Dzũng và Minh Phương là hai xướng ngôn viên chủ lực cùng với các xướng ngôn viên khác như Khúc Minh, Nguyễn Phú, Uyên Thy, Mai Trang…
Việt Dzũng đã tạo sự gần gũi, thân mật giữa xướng ngôn viên với thính giả từ trẻ đến già, ở nhà cũng như đang lái xe đi làm với những chương trình đa dạng và phong phú hàng ngày. Dĩ nhiên là với kỷ thuật phát thanh digital, mọi người trên khắp thế giới cũng có thể nghe được các chương trình phát thanh này trên mạng thông tin toàn cầu bất cứ lúc nào.
Tuy công việc hàng ngày của anh thật bận rộn như vậy, nhưng ngoài thời gian làm việc ở đài phát thanh, Việt Dzũng còn chứng tỏ là anh có khả năng làm báo rất thành công. Kể từ năm 1980, anh đã cộng tác với tờ Người Việt (trang song ngữ Tuổi Trẻ). Sau đó anh về làm Tổng Thư Ký cho tờ Nhân Chứng năm 1982. Tờ Tay Phải (của Du Tử Lê) năm 1983. Về Houston làm Tổng Thư ký cho tờ Việt Nam Thương Mại năm 1988. Trở lại California làm thư ký cho tờ Sài Gòn Nhỏ một thời gian và sau đó cộng tác với tờ tuần báo Diễm từ năm 1990. Năm 1992 trở thành Thơ ký toà soạn cho tờ nguyệt san Hồn Việt cho đến bây giờ.
Việt Dzũng cũng là cộng tác viên của nhiều cơ quan truyền thông khắp nước Mỹ như tờ Phố Nhỏ (Washington DC), Thế Giới Mới (Dallas, PL), Phương Đông (Seattle, WA), Mõ Magazine (San Jose, Sacramento, San Francisco & Oakland), Làng Văn (Canada), Nhân Quyền (Úc), Tin Điển (Đức) .v.v.
Hầu như lúc nào Việt Dzũng cũng có những dự tính và dự án trước mặt, nhưng không làm sao có đầy đủ thời giờ để lo cho xuể. Chỉ nói riêng về mặt sáng tác âm nhạc thì cho đến nay Việt Dzũng đã sáng tác hơn 450 bài hát về đủ mọi thể loại. Những bài hát về tỵ nạn đã được phổ biến rộng rãi trong hai tập nhạc “Kinh Tỵ Nạn (1980) và “Lưu Vong Khúc” (1982).
Những bài hát này được viết ra như một thôi thúc về những điều phải nói ra trong những năm lạc lõng của đời lưu vong nơi xứ người. Sau đó là các ca khúc đấu tranh, quang phục quê hương. Nhưng nhiều nhất vẫn là tình ca, sáng tác rất nhiều nhưng chưa phổ biến hết.
Những bản tình ca nổi tiếng của Việt Dzũng có thể kể ra như Bài Tango Cuối Cùng, Thung Lũng Chim Bay, Khóc Ru Đời Trinh Nữ, Bên Đời Hiu Quạnh, Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm, Và Em Hãy Nói Yêu Anh, Tình Như Cây Cà- Rem… Năm 1990, Việt Dzũng thành lập riêng cho mình Trung Tâm Việt Productions, chuyên sản xuất các CD nhạc với tiếng hát của anh và bằng hữu như các CD: Ru Em Sông Núi Đợi Chờ, Thánh Ca Vào Đời, Hùng Ca Quật Khởi, Quê Hương Và Em, Mình Ơi Đưa Em Về Quê Hương, Thắp Lửa Yêu Thương, Lên Đường, Bên Em Đang Có Ta, Tuổi Trẻ Về Nguồn, Hát Cho Tự Do, Thắp Lửa Tự Do, Trái Tim Ở Lại, Anh Vẫn Còn Thương, Vuốt Mặt, Bên Bờ Đại Dương …
Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn. Anh đã từng bày tỏ cảm nghĩ của riêng anh trong một lần phỏng vấn năm 1995 với nhà báo Trường Kỳ như sau: “Nhìn vào đời sống nghệ sĩ, ai cũng cũng chỉ thấy những rực rỡ của ánh đèn sân khấu, của những tràng pháo tay và của những rộn rịp âm thanh. Đời sống của nghệ sĩ không phải chỉ có vậy. Còn có những giọt nước mắt âm thầm mỗi đêm, những đắng cay tủi nhục và những cám dỗ chập chùng đi kèm.
Cá nhân Việt Dzũng không bao giờ muốn trở thành ca sĩ. Chỉ muốn làm một nhạc sĩ ghi lại những nỗi suy tư của một đời người, và những rung động mà mình bất chợt tìm thấy. Vì thế, nên khi nghe một ca khúc, khi thưởng thức một nhạc phẩm nào, hãy nghe bằng sự rung động của chính tâm hồn mình. Bạn sẽ thấy người nhạc sĩ đó đang mang trái tim của họ trải rộng cho bạn nhìn, như một tấm tranh vẽ. Có thể bạn sẽ bắt kịp những nét chấm phá trong tranh. Có thể bạn chỉ ơ hờ lướt mắt qua rồi thôi.
Nhưng dù gì đi nữa, mỗi ca khúc hay mỗi bức tranh vẫn là một hiện diện trong đời sống. Và hãy cảm ơn sự hiện diện đó, vì nếu không cuộc đời sẽ chỉ là những vô nghĩa kéo dài. (Việt Dzũng trong “Tuyển Tập Nghệ Sĩ”, 1995) Thực ra, nỗi cô đơn ấy cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Những dự án, kế hoạch vẫn được anh theo đuổi càng lúc càng nhiều, choáng ngộp. Việt Dzũng tâm sự là anh mong cho một ngày dài thêm 48 tiếng đồng hồ, thay vì chỉ có 24 giờ để anh có thể hoàn thành bao nhiêu công việc đang vây bủa lấy anh. Ngày tháng vẫn trôi nhanh, trôi nhanh. Những hoạt động của anh gần đây thì nhiều vô số kể. Chỉ nói riêng về sinh hoạt với Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thôi, thì những lần công tác nổi bật nhất là: Phát động chiến dịch “Tưởng Niệm 50 năm Hiệp Định Genève (1954-2004)”, biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève (Thụy Sĩ) ngày 3-4-2004 Đại nhạc hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Katrina tổ chức ở Houston (17.9.2005), sau chương trình “Chén Gạo Tình Thương” do Phong Trào Hưng ca phát động từ ngày 9.9.2005.
Đại nhạc hội “Đêm Tình Thương” phối hợp với cộng đồng người Việt ở Dallas Fortworth va Trung Tâm ca nhạc Asia (tháng 9-2005) Chương trình văn Nghệ gầy quỹ cứu trợ nạn nhân cơn bão Katrina tổ chức ở Wichita. Những chương trình Đại Nhạc Hội gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH ở khắp nơi ….
Trong những chương trình gây quỹ từ thiện và văn nghệ đấu tranh đó, Việt Dzũng đã đến với đồng hương bằng cung cách rất bình dị thân thương. Luôn luôn có những bạn trẻ vây quanh, tíu tít thăm hỏi, chụp hình chung với anh. Có những bà mẹ già vẫy tay gọi anh lại gần chỉ để được nắm tay anh, nói vài ba câu thăm hỏi với niềm rưng rưng cảm xúc.
Nhưng tài năng đặc biệt nhất và nổi bật của anh là kể từ năm 1996 khi anh cộng tác với Trung Tâm Ca Nhạc Asia để làm MC hướng dẫn các chương trình video và đại nhạc hội trực tiếp thu hình. Anh cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN trong việc soạn và đọc tin tức hàng ngày, cùng nhiều tiết mục khác cho chương trình phát hình liên tục 24 giờ mỗi ngày. Trước đó anh cũng đã từng nhiều lần làm MC cho các buổi đại nhạc hội, các buổi biểu tình, những lần gây quỹ từ thiện …
Riêng ở các chương trình của Trung Tâm Asia thì anh đã hợp tác viết thuyết minh và giới thiệu cho các chủ đề, các tài năng mới trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Vì từ lâu nay Trung Tâm Asia là một trong hai trung tâm hàng đầu về ca nhạc ở hải ngoại được tiếng là luôn luôn có nhiều sáng kiến mới lạ và nâng đở cho những tài năng trẻ tuổi trong lãnh vực ca hát. Rất nhiều chương trình Video của Asia có các chủ đề đầy tình người, không nhằm mục đích thương mại, nhưng rất thành công như “Người Lính”, “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến”, “Tình Ca Anh Bằng”. Vài năm gần đây lại có những chương trình Asia video thật giá trị như “Âm Nhạc Vòng Quanh Thế Giới” (phát hành 27/2/2004), “Tiếng Hát Trái Tim” (thu hình 20/3/2004), “Mùa Hè Rực Rỡ 2005″ (thu hình 22/7/2005).
Nhưng đặc biệt nhất là video “Hành Trình Tìm Tự Do”( phát hành 24/6/2005), khán giả đã thực sự xúc động khi thấy Việt Dzũng trở lại các đảo tị nạn ở Đông Nam Á để làm phóng sự video, gợi nhớ cảnh vượt biển của những thuyền nhân tỵ nạn liều chết ra đi tìm tự do ngày xưa. Cũng chính những chương trình video này, khi được chuyển về Việt Nam cùng với các DVD khác như “Cuộc Đổi Đời Bi Thảm, Triệu Đóa Hồng Cho Người Phụ Nữ VN, Cuộc Khổ Nạn của Người VN (Dạ Lan), và gần đây là Asia 50 “Vinh Danh Nhật Trường” và Asia 51 “Nhạc Vàng, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến” … đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam vô cùng tức tối, khi nhìn thấy Việt Dzũng vẫn tiếp tục xuất hiện trong vai trò làm MC.
Nên vào ngày 18/9/2006 tờ báo Công An Thành Phố HCM đã bắt đầu đăng hai bài viết với đủ thứ ngôn từ hạ cấp nhằm mạ lỵ, phỉ báng và bôi nhọ cá nhân Việt Dzũng thật nặng nề. Có thể nói lần này là lần anh bị những người Cộng Sản VN “đánh” nặng nhứt từ trước đến nay. Nhưng cũng chính những bài báo này đã khiến cho mọi người càng thấy rõ bộ mặt nham hiểm, quỷ quyệt của Cộng Sản VN như thế nào và cũng làm cho nhều người thông cảm, yêu mến và chia sẻ nhưng oan khiên, thống khổ của người nghệ sĩ này nhiều hơn.
Với tất cả những mũi tên tẩm thuốc độc bắn thẳng vào anh, Việt Dzũng chỉ im lìm, không lên tiếng biện minh hay viết bài đính chính.
Anh vẫn âm thầm tiếp tục thực hiện những dự án và càng hăng say hoạt động, cống hiến tài năng của mình cho đồng hương như anh đã làm suốt hơn ba mươi năm nay.
Lúc nào cũng vậy, anh vẫn luôn luôn là một đứa con cưng của tổ quốc và quê hương Việt Nam.
Anh vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho nhân quyền và quang phục quê hương trong niềm tin rằng chế độ Cộng sản sẽ cáo chung trong một tương lai rất gần.
Duy-Khiêm Vũ Xuân Tráng
Vô cùng thương tiếc nghệ sỹ Việt Dũng
by Henrik Nguyen
by Henrik Nguyen
Đầu tiên là Nhạc-sỹ kiêm Ca-sỹ Việt Dzũng vừa qua đời tại California đúng trọn 55 tuổi. Trước đây khoảng 20 năm tôi có dịp gặp Việt Dzũng tại 1 tỉnh của California. Nói đúng ra tôi gặp Việt Dzũng trong 3 ngày liên tiếp, ngày mà việt Dzũng lưu lại để trình diễn và có cơ hội thăm bạn bè. Trong 3 ngày đó Việt Dũng hát, nói và vui đùa. Trong những bài hát Việt Nam, Việt Dzũng còn cho biết là hát nhạc "Đồng Ca" (Country Music) cũng là sở trường của Việt Dzũng. Dzũng có nói Dzũng được giải nhạc Đồng Ca của Mỹ gọi là "Grand Ole Opry" là 1giải nhạc cổ truyền của Mỹ có khoảng hơn 80 năm. Trong ngày lễ hội "Grand Ole Opry" thường có những ca sỹ có tiếng của Mỹ lên hát. Vì thế giải thưởng "Grand Ole Opry" thường chỉ trao giải cho người Mỹ thứ thật.Thế mà Việt Dzũng lại là người Á Châu đầu tiên được giải này.
Sở dĩ vì Việt Dzũng nói và viết tiếng Anh rất giỏi. Việt Dzũng tốt nghiệp đại học với bằng Cử-nhân Hóa (Bachelor of Chemistry). Trong 3 ngày, chúng tôi được nghe Việt Dzũng kể lại về gia thế, về cuộc vượt biển, cũng như cuộc sống tại Hoa Kỳ. Việt Dzũng hát cho chúng tôi nghe những bài của Dzũng viết. Cũng như các bài hát tiếng Mỹ thể loại Country Music. Trong đó có bài "Children of the Ocean"(Những Đứa Bé của Biển Cả) mà Việt Dzũng đã viết năm 1985.
Trong 3 ngày liên tiếp tôi có cảm tưởng như Dzũng và tôi biết nhau từ lâu, mặc dù chỗ tôi ngồi rất gần Dzũng, nhưng chúng tôi không có nói với nhau 1 câu. Và cảm tưởng này tôi chắc mọi người trong phòng cũng có cùng cảm nhận như tôi. Lý do là Dzũng nói rất nhanh, nói rất to và cười rất lớn. Điều khác là Việt Dzũng nói từ thâm tâm, từ đáy lòng của mình; nên mọi người dễ cảm thông.
Nay Việt Dzũng mới ra đi và từ biệt chúng ta. Tôi đại diện "Nhóm Vững Tiến" cầu nguyện Việt Dzũng sớm trở về nước Chúa. Và cùng chia buồn cùng quyến thuộc, những nhóm và thành viên đã đấu tranh với Việt Dzũng. Việt Dzũng mất đi là 1 mất mát lớn cho người Việt trong và ngoài nước.
-Thứ hai là sự việc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị khủng hoảng do bọn Cộng Sản gây nên. Nhưng tôi tin rằng trong tương lai Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sẽ vững mạnh và hoạt động hữu hiệu hơn. Tôi luôn tin tưởng Tăng-thống Thích Quảng Độ đã đặt giới quy đúng mức. Hòa-thượng đã dùng quyền hạn của mình để cứu vãn ngả nghiêng của giáo hội. Trong tương lai, sau khi tìm lại sự thật, các tăng lữ sẽ trở về để hoạt động trở lại.
Thân ái,
Henrik Nguyen
danlambaovn.blogspot.com
____________________________________
PS: Tôi xin kèm theo bài viết về thân thế của Ca-sỹ và Nhạc-sỹ Việt Dzũng. Tôi xin tặng hương hồn Việt Dzũng qua 2 bản nhạc "Ave Maria" và "Amazing Grace". Cũng như những bài viết về biến cố của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mà tôi đã lượm lặt được trong Net.
Mời quý vị coi những đoạn phim ngắn trong đó có Việt Dzũng:
1. Asia 16 Việt Dzũng Một Chút Quà Cho Quê Hương:
https://www.youtube.com/watch?v=L6GV4-1y_hg
2. Vĩnh Biệt Anh, Người Con Mến Yêu Của Quê Hương Việt Nam:
https://www.youtube.com/watch?v=mlF9ylR8Djo
3. Hùng Ca Sử Việt -Trúc Hồ, Nam Lộc & Việt Dzũng (Golden Asia)
https://www.youtube.com/watch?v=AFyV6qWrEn8
4. Lời Kinh Đêm ( Việt Dzũng ) - Mai Thanh Sơn
https://www.youtube.com/watch?v=2SGUt8Jw6dk
5. Phim tài liệu Hải Chiến Hoàng Sa của VNCH 1974 do đài Đồng Nai
https://www.youtube.com/watch?v=MTPg0SNxhfA
6. Hòa thượng Thích Thiện Hữu
https://www.youtube.com/watch?v=eQbUVVplNLU
Nguyên Anh Đươc tin Nhạc Sỹ MC Việt Dzũng qua đời tại California
Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia quyến và cầu mong linh hồn Anh được siêu thoát ở cõi vĩnh hằng.
Nước Việt Nam sẽ không quên anh vì những ca khúc mang đậm tính nhân văn trăn trở cùng Quê hương & Dân Tộc.
Các chiến sỹ đấu tranh cho nền Dân chủ Việt Nam ngày mai sẽ luôn nhớ những ca từ mà Anh đã viết trong các ca khúc của mình.
Trường Lasan Taberd hãnh diện có những những đứa con như Anh dù ngày nay trường đã mang một cái tên khác.
Thành kính phân ưu
Nguyên Anh
Cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Một con người tài hoa, suốt đời đấu tranh cho nhân quyền
FOUNTAIN VALLEY, California (NV) - Ca nhạc sĩ Việt Dzũng đột ngột qua đời vì bệnh tim tại bệnh viện Fountain Valley sáng Thứ Sáu, 20 Tháng Mười Hai, hưởng dương 55 tuổi, làm nhiều người, cả đồng hương, đồng nghiệp và bạn bè, bàng hoàng, thậm chí nhiều người không tin là sự thật.
Có thể nói, sự ra đi của người nhạc sĩ tài hoa này làm chấn động cộng đồng người Việt tị nạn không chỉ tại Little Saigon mà còn ở khắp nơi trên thế giới.
“Ðây là một mất mát lớn lao cho đài Radio Bolsa, giới truyền thông, giới nghệ sĩ, nói riêng, và cho cộng đồng người Việt tị nạn, nói chung,” ông Nguyễn Chí Thiện, giám đốc đài phát thanh Radio Bolsa, nơi nhạc sĩ Việt Dzũng làm việc hàng ngày từ gần 20 năm qua, nói với phóng viên nhật báo Người Việt.
“Mới hôm qua, Việt Dzũng gọi điện thoại xin nghỉ bệnh. Hôm nay mẹ của Việt Dzũng gọi vào đài, không gặp anh và bà đến nhà anh thì được biết anh đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu từ sáng,” ông Thiện nói thêm.
Ngoài Bolsa Radio, nhạc sĩ Việt Dzũng còn làm việc cho đài truyền hình SBTN và Trung Tâm Asia trong gần 20 năm qua.
Nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN kiêm giám đốc nghệ thuật Trung Tâm Asia, không cầm được nước mắt, nói với nhật báo Người Việt bằng giọng xúc động: “Khi nhận hung tin, tôi chưa chấp nhận sự thật. Cho tới khi vào bệnh viện, thấy Việt Dzũng nằm đó, mới biết bạn mình thật sự đi rồi. Trong gần 20 năm qua, phải nói rằng nếu không có Việt Dzũng thì SBTN và Asia không được như ngày hôm nay. Ðối với tôi, Việt Dzũng vừa là người bạn, người anh, và đồng nghiệp. Sự ra đi của anh quá đột ngột. Chúng ta mất một người rất tài hoa.”
“Ðiều mà tôi nhớ nhất là Việt Dzũng rất thương 'đàn em' như ca sĩ và xướng ngôn viên, những người được anh đào tạo khi mới vào nghề,” nhạc sĩ Trúc Hồ nói tiếp. “Anh làm cho người khác nhiều và sống vì người khác nhiều lắm. Tôi nhớ anh nhất là những lần sang trại tị nạn quay phim, dù chân anh bị tật, đi lại khó khăn, nhưng anh vẫn cứ lướt tới, không bao giờ chùn bước.”
Nhà báo Khanh Nguyễn, giám đốc Ban Việt Ngữ đài phát thanh Á Châu Tự Do, chia sẻ: “Trong 30 năm làm việc chung với Việt Dzũng, qua các chương trình trên hai đài phát thanh Little Saigon Radio và Radio Bolsa, phải nói là chúng tôi thân nhau như anh em ruột. Tôi nhớ gặp Việt Dzũng lần đầu năm 1980 ở Washington, DC. Trước đó, tôi từng nghe những bản nhạc do anh sáng tác. Tôi nhớ hôm đó Việt Dzũng nói với tôi: 'Trước giờ anh nghe những bản nhạc của em rồi, nhưng do người khác hát. Hôm nay anh sẽ được nghe những bản nhạc đó, nhưng bằng chính giọng của em.'”
“Khi rời đài Little Saigon Radio và ra mở đài Radio Bolsa, Việt Dzũng có mời tôi cộng tác tiếp và nói 'anh đừng bao giờ bỏ em nhé.' Nhưng hôm nay, thì Việt Dzũng đã bỏ tôi rồi,” nhà báo Khanh Nguyễn chia sẻ tiếp. “Rất nhiều người hôm nay đến bệnh viện hỏi tôi 'Có thật là Việt Dzũng ra đi?' Nhiều người không tin vào hung tin này.”
Ông Nguyễn Hữu Công, giám đốc chương trình của Little Saigon Radio ở Westminster, từng làm việc chung với cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng trong những năm đầu tiên khi đài mới thành lập.
Ông chia sẻ: “Phải nói đây là một mất mát lớn cho cộng đồng, cho phong trào nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam. Việt Dzũng rất tích cực, một tiếng nói được nhiều người tin cậy.”
“Về mặt phát thanh, anh là một người đa tài, và là người đầu tiên trình bày tin tức theo phong cách của người Mỹ,” ông Công nói tiếp. “Hồi bên Việt Nam, thế hệ chúng tôi được huấn luyện đọc tin rất trịnh trọng. Nhưng khi Phạm Long, Minh Phượng và Việt Dzũng ngồi chung, thì chính Việt Dzũng là người trình bày bản tin thoải mái, có tiếng cười, từ đó, ngành phát thanh có thay đổi.”
Cố nhạc sĩ Việt Dzũng và xướng ngôn viên Minh Phượng trên trang báo OC Register ngày 1 Tháng Sáu, 1997. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Ông Nguyễn Hữu Công cho rằng, trong ngành truyền thông, ca nhạc sĩ Việt Dzũng là một nhà báo hơn là một xướng ngôn viên đọc tin tức, vì “anh biết tìm tòi tin tức và gởi đến thính giả một cách nhanh nhất.”
Nhà báo Phạm Long, hiện đang làm việc cho đài truyền hình Vietnam America 57.3, tâm sự: “Tôi rất ngậm ngùi khi hay tin, vì Việt Dzũng là một người làm việc rất chuyên nghiệp. Dù tôi ở trong nghề lâu hơn anh, nhưng chính anh là người luôn có những sáng kiến và đánh máy rất nhanh, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Anh.”
“Kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi với anh là khi chúng tôi bắt đầu làm chương trình 'Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh.' Chương trình hôm đó rất cảm động, ngày nào chúng tôi cũng nhận được thư từ và đóng góp tài chánh, để có thể mua quà Giáng Sinh cho các em nhỏ.”
Tại Trung Tâm Asia, nhiều ca sĩ vẫn còn ngỡ ngàng khi hay tin “người anh” của họ ra đi.
Ca sĩ Ðoàn Phi kể: “Sáng thức dậy, tôi nhận được rất nhiều tin nhắn. Khi mở ra nghe, không thể tin đó là sự thật, vì tôi mới nói chuyện với anh hôm tham gia chương trình Viet Love for Philippines. Cho đến khi biết sự thật, tôi đi lang thang, thẫn thờ ngoài đường, suy nghĩ về anh, một người tôi coi như anh của mình.”
“Rồi tôi đến Asia để hỏi thăm việc hậu sự, rồi đến nhà thờ cầu nguyện cho anh,” ca sĩ Ðoàn Phi nói tiếp. “Anh là một người tài hoa, đóng góp rất nhiều cho cộng đồng. Hầu như cả cuộc đời anh cống hiến cho nhân quyền Việt Nam. Trong nghề nghiệp, anh là một người bạn, người anh, và người thầy của tôi.”
Ca sĩ Hoàng Anh Thư không nén nổi nỗi xúc động, nói chầm chậm: “Em chỉ biết khóc và cầu nguyện cho linh hồn anh thanh thản. Anh là một người rất tốt. Khi em mới tới Mỹ, anh chính là người nâng đỡ em, dạy dỗ từng lời, nhiệt tình và thật thà. Em chắc chắn anh sẽ lên Thiên Ðàng.”
“Em có rất nhiều kỷ niệm với anh. Mỗi lần đi show chung, em là người đẩy xe lăn cho anh, từng ăn cơm chung với vợ chồng anh tại nhà, rất là vui. Nhưng bây giờ, những ngày vui như vậy không còn nữa,” nữ ca sĩ này nói tiếp.
Từ 10 giờ sáng, một số thân hữu nghe hung tin và đến đài Radio Bolsa để hỏi thăm, như nhà báo Du Miên, ông Nguyễn Bá Thành, ký giả Khúc Minh, nữ sĩ Bích Huyền, Giám Sát Viên Janet Nguyễn, ông Lê Công Tâm, ca sĩ Chung Tử Lưu và một số bạn khác.
Khuôn mặt mọi người buồn rười rượi, có người mắt đỏ hoe.
“Mới gặp đó mà nay Dzũng đã đi rồi,” bà Bích Huyền nói trong cơn xúc động.
Trên tường, trước cửa phòng thu âm có treo bức ảnh cố nhạc sĩ Việt Dzũng và xướng ngôn viên Minh Phượng trong một bài viết của báo OC Register ra ngày 1 Tháng Sáu, 1997, nhân dịp khai trương đài Radio Bolsa.
Một tấm ảnh khác trên bức tường đối diện cũng là hình hai người trên trang “Show Saturday” với tựa đề “Tuning In To Little Saigon.”
Ông Nguyễn Bá Thành đến đài để quảng bá chương trình “Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” cho biết: “Tưởng như mới ngày hôm qua thôi, vì tôi và Việt Dzũng cùng làm MC trên sân khấu ngày 15 Tháng Mười Một trong lần gây quỹ ở Dallas cho nạn nhân Philippines.”
“Chính Việt Dzũng và chị Minh Phượng đặt tên cho chương trình 'Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” 21 năm trước trên đài Little Saigon Radio và Little Saigon Foundation. Việt Dzũng là một 'ông già Noen của thế hệ trẻ Việt Nam ở hải ngoại,'” ông Thành nói thêm.
Trên trang mạng của Người Việt Online, bản tin ca nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời có tới hơn 50,000 lượt người vào đọc.
Trên các diễn đàn Internet, mở ra chỗ nào cũng thấy email “Vô cùng thương tiếc ca nhạc sĩ Việt Dzũng” chuyển đi khắp thế giới.
Tất cả các cơ quan truyền thông Việt Ngữ ở hải ngoại đều đưa tin sự ra đi của ca nhạc sĩ được nhiều người biết đến, từ khi còn ở trong nước, cho tới khi ra hải ngoại, nhất là ca khúc do ông sáng tác, “Một Chút Quà Cho Quê Hương.”
Tại hải ngoại, ca nhạc sĩ Việt Dzũng gần như không bao giờ vắng mặt trong các chương trình văn nghệ đấu tranh, nhất là cùng với ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh.
Nữ sĩ Bích Huyền bật khóc trước hung tin khi nói chuyện với ca sĩ Chung Tử Lưu tại đài Radio Bolsa. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Trong một thông cáo báo chí, nữ Dân Biểu Loretta Sanchez (Dân Chủ-Ðịa Hạt 46) chia sẻ:
“Hôm nay, chúng ta mất ca nhạc sĩ Việt Dzũng, một người đóng góp trong hơn 30 năm cho cộng đồng Việt Nam ở Orange County cũng như tại hải ngoại. Ông được biết là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà tổ chức, nhà thiện nguyện, nhà báo, MC và xướng ngôn viên Radio Bolsa.”
“Cá nhân tôi được biết ca nhạc sĩ Việt Dzũng trong vai trò một nhà hoạt động nhân quyền, một người bỏ cả cuộc đời đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam,”
bà Sanchez cho biết tiếp.
“Tôi xin chia sẻ sự mất mát này với cộng đồng Việt Nam, gia đình cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng, và nhất là những người ngưỡng mộ ông. Mọi người sẽ không bao giờ quên ông.”
Ký giả Khúc Minh, một đồng nghiệp của ca nhạc sĩ tại Bolsa Radio, cho biết: “Việt Dzũng qua Mỹ ngày 30 Tháng Tư trên tàu Trường Xuân của cụ Phạm Ngọc Lũy, khi ấy là thuyền trưởng. Anh tốt nghiệp cử nhân Toán và Âm Nhạc đại học Oklahoma. Sau về làm việc chung với thi sĩ Du Tử Lê ở Houston, Texas, và được nhiều người biết đến qua tuyển tập nhạc 'Kinh Tị Nạn' năm 1983, trong đó có bài 'Một Chút Quà Cho Quê Hương.'”
Cũng theo ông Khúc Minh, cuối năm 1984, cố nhạc sĩ Việt Dzũng dọn về California và tham dự nhiều sinh hoạt văn hóa như cộng tác với báo Diễm (Trần Thị Diễm Phúc), báo Hồn Việt (Ngọc Hoài Phương). Anh từng sinh hoạt trong Phong Trào Hưng Ca Việt Nam với ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh, và tham dự nhiều sinh hoạt từ thiện, đấu tranh cho tự do và nhân quyền Việt Nam với các đoàn thể trong cộng đồng. Sau khi làm việc cho đài phát thanh Little Saigon Radio từ năm 1992 đến năm 1996, ông cùng Minh Phượng sáng lập Radio Bolsa ở Westminster từ đó đến nay.
Ngoài ra, ông cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN ở Garden Grove và là MC trong nhiều băng nhạc của Trung Tâm Asia.
Hiền thê của ông là nhiếp ảnh gia Bébé Hoàng Anh.
Việt Dzũng tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh năm 1958 tại Sài Gòn.
Thân phụ của ông là Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, và mẹ là cựu giáo sư trung học Gia Long.
Ca nhạc sĩ Việt Dzũng sáng tác nhiều ca khúc, bao gồm nhạc đấu tranh và tình ca. Những ca khúc nổi tiếng của ông, ngoài “Một Chút Quà Cho Quê Hương,” còn có “Lời Kinh Ðêm,” “Mời Em Về,” “Tình Ca Cho Nguyễn Thị Sài Gòn,” “Tình Như Cây Cà Rem,” “Và Em Hãy Nói Yêu Anh,”...
Nhạc sĩ Việt Dzũng, 38 năm chưa về Việt Nam
WESTMINSTER (NV) - Trong một lần chuyện trò với độc giả Người Việt Online trước đây, hôm 14 tháng 5, 2013, nhạc sĩ Việt Dzũng cho hay, trong suốt 38 năm qua, ông chưa lần nào trở về Việt Nam.
Người nhạc sĩ tài hoa này vừa qua đời lúc 10 giờ 35 phút sáng 20 tháng 12, 2013 tại Fountain Valley Regional Hospital, Orange County, California.
Trả lời câu hỏi của độc giả ở Sài Gòn 'anh có thích về Việt Nam không', Việt Dzũng nói rằng 'anh không được về, nhưng nếu về được thì có lẽ một buổi gặp gỡ với những người trẻ ngay trước tiền đình toà nhà Quốc Hội (nay là Nhà Hát Thành Phố) sẽ là một nơi lý tưởng, với khẩu hiệu đòi xoá bỏ điều 4 Hiến pháp và trao trả quyền con người lại cho người dân Việt Nam.'
Cũng vẫn xoay quanh nội dung này, một nữ độc giả hỏi 'Việt Dzũng nghĩ sao khi đa số các ca sĩ nổi tiếng tại hãi ngoại đều đã về hát tại Việt Nam? Trong khi anh vẫn còn tích cực tranh đấu…và phản đối.'
Việt Dzũng trả lời: 'Chị đếm hộ xem đã có bao nhiêu người về? Và ở hải ngoại có bao nhiêu ca sĩ? Vậy tỉ lệ là bao nhiêu mà gọi là đa số? Vậy hỏi lại nhé, ở Việt Nam có bao nhiêu ca sĩ, và bao nhiêu người đã ra hải ngoại để hát? Họ ra hải ngoại để hát nhạc gì? Câu trả lời là họ vẫn phải nhờ vào nhạc vàng của trước năm 1975 để kiếm tiền sống.'
Một độc giả khác lại quan tâm là vì sao năm 1975 Việt Dzũng mới 17 tuổi nhưng động lực nào đã đưa anh làm những việc chống Cộng như hiện nay? Việt Dzũng khẳng định 'động lực là nghe được những trăn trở của đồng bào mình.'
Cũng trong buổi chuyện trò này, khi một độc giả băn khoăn về kết quả đấu tranh đòi hỏi về nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam hiện nay, Việt Dzũng khẳng định, 'điều rõ rệt là nhà cầm quyền đang rất sợ hãi trước những phong trào đứng lên đòi nhân quyền.'
Và rằng, nếu ai có ý muốn giúp đỡ và hỗ trợ anh, thì chỉ cần 'giúp tôi nói lên sự thật ở Việt Nam hiện nay!' (KN)
Viết cho Việt Dzũng vừa nằm xuống
by Nguyễn Bá Chổi
by Nguyễn Bá Chổi
Đêm khuya. Đang bàng hoàng ngồi trước màn hình computer với những bản tin dồn dập về Nhạc sĩ, MC, Nhà báo Việt Dzũng vừa ra đi, thì thằng con tôi đẩy cửa bước vào, vội vã cách khác thường, nói như lạc giọng: “Việt Dzũng chết rồi Ba ơi”.
Tôi ngạc nhiên vì con tôi lớn lên ở Mỹ, học trường Mỹ, chơi với bạn bè nói rặt tiếng Mỹ, thích nhạc Mỹ và chẳng tỏ ra thiết tha cho lắm mỗi khi trong nhà mở DVD nhạc Việt Nam, thế mà sao nó cũng “worry about” cái chết của Việt Dzũng như vầy.
Tôi cay cay nơi khoé mắt và thấy trên màn hình rơi, lăn xuống những giọt nước. Rồi tiếp tục tìm, đọc những bài viết liên quan đến người nghệ sĩ đa năng đa tài nặng lòng với quê hương đồng bào thì mới té ra hèn gì (con tôi cũng quan tâm đến người vừa nằm xuống ở Cali): Ngoài cộng đồng Việt Nam, Việt Dzũng còn nổi tiếng với sinh hoạt nhạc Mỹ một thời.
http://www.haingoaiphiemdam.com/NewsCon ... x?Id=15519
Nhưng đó là chuyện đa tài và đa công của Việt Dzũng mà báo giới hôm nay đang viết về Anh. Ở đây tôi chỉ muốn bày tỏ vài cảm nghĩ riêng tây của một ngời bình thường lâu về người vừa nằm xuống bấy lâu nay mình khâm phục và cảm mến.
Gần 40 năm rồi sau ngày thôi cuộc binh đao, đã trải qua bao cuộc biệt ly tử sinh hai bờ, nhưng trước cái chết đột ngột của Việt Dzũng hôm nay, lần đầu tiên tôi chợt sống lại cái cảm giác mỗi lần bạn đồng đội tôi ngã gục nơi chiến trường những năm xưa. Viết lên điều này, tôi không dám có ý nghĩ “thấy sang bắt quàng làm họ”, bởi lẽ trong thế đứng và việc làm của mình hiện tại, so sánh với những nỗ lực đấu tranh cho quê hương dân tộc của Việt Dzũng, tôi tự xét thấy mình không xứng đáng “ngang tầm” đồng đội với Anh.
Suốt cuộc đời lính chiến, tôi đã chịu đựng biết bao đồng đội bên cạnh gục ngã, nhưng những hụt hẫng do mất mát đã được nhanh chóng khoả lấp bởi những người lính mới bổ sung. Còn hôm nay, biết lấy ai và dễ gì có được người thay thế Việt Dzũng trong cuộc chiến đấu không bom đạn nhưng chẳng kém phần gian nan, bởi không thiếu những nhát dao đâm phía sau lưng Anh từ những người mệnh danh cùng chung chiến tuyến.
Tại sao “biết lấy ai và dễ gì có được người thay thế Việt Dzũng” thì mọi người đã có câu giải đáp qua những gì Anh đã làm suốt gần 40 năm qua và đang được các cơ quan truyền thông loan tải dồn dập với những nỗi tiếc thương Anh vô bờ.
Chính vì vậy mà viết cho Việt Dzũng vừa nằm xuống, tôi không biết làm gì hơn ngoài việc bày tỏ nỗi đau mất mát cùng lòng tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của một người con hiếu để của mẹ Việt Nam trong khi Mẹ Việt đang mong đợi hơn bao giờ những đứa con như Dzũng.
Bên sự tri ơn Việt Dzũng đã cho những người ở lại chúng tôi trong nhà tù nhỏ cũng như trong nhà tù lớn món quà tinh thần vô giá qua bài hát “Một chút quà cho quê hương”, vân vân, xin Anh tha thứ cho chúng tôi món nợ không bao giờ có thể trả. Đó là chúng tôi, những người đàn anh đã không làm tròn bổn phận bảo vệ được Tổ quốc đồng bào trong đó có cậu thiếu niên tàn tật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng giữa Thủ đô Sai Gòn, để cậu phải bỏ quê hương ra đi với bà ngoại lênh đênh thập tử nhất sinh trên biển cả và nay thì không có ngày trở về.
Xin dâng lên đây nén hương lòng tiếc thương người em về tuổi tác nhưng là anh về công lao đóng góp cho Quê hương đồng bào sau ngày mất nước Việt Dzũng, đồng thời nguyện xin Thiên Chúa, mà Anh lúc còn sống luôn đặt niềm tin tưởng và lòng cậy trông, đưa linh hồn Giu-Se về nước Thiên Đàng.
Xin Anh, nhờ Ơn Trên, phù hộ cách riêng cho những ai còn sống đang tiếp tục con đường Anh từng đồng hành và gây nguồn cảm hứng.
Nguyễn Bá Chổi
Bàn ra tán vào( 1 )
Một Chút Quà Cho Quê Hương
Bạn hiền, Dạo đầu thập niên 80, khi đang đi học ở San Jose, BTL tôi đã tìm đến những nhạc khúc đầy cảm xúc do anh sáng tác. Lúc đó mới sang Mỹ định cư còn đang mang nỗi nhớ nhà da diết, đêm đêm lại mở băng cassette nghe những nhạc phẩm của anh qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly làm cho chúng tôi ai cũng bồi hồi, cảm động. BTL tôi có cảm tưởng anh đã viết ra những ca khúc bằng cả con tim và khối óc, và từng lời nhạc như thấm sâu vào tâm hồn của chúng tôi. Những năm về sau mặc dù bận rộn với công việc, nhưng thỉnh thoảng BTL tôi vẫn theo dõi các sinh hoạt của anh. Anh vẫn sáng tác đều đặn, đấu tranh không ngừng cùng với nhạc sĩ Nguyệt Ánh trong phong trào Hưng Ca. BTL tôi còn nghe tin nhà cầm quyền ở Việt Nam trao cho hai người này cái bản án tử hình khiếm diện. Rồi dần dà Nguyệt Ánh lui vào bóng tối trong khi anh vẫn xuất hiện đều đặn và ngày càng nổi bật hơn trên hệ thống truyền thông hải ngoại. Nhắc đến tên anh người ta hình dung ra một con người đầy nhiệt huyết, sống và theo đuổi lý tưởng mà anh đã lựa chọn cho đến cùng. Tôi ở xa vùng Nam Cali lắm, không theo dõi thường xuyên các hoạt động của anh. Nhưng rồi kỹ thuật Internet đã đưa chúng ta gần lại nhau hơn. Qua sự phát triển của hệ thống điện toán toàn cầu va sau đó là điện thoại thông minh thì BTL tôi và tất cả người Việt trên toàn thế giới có thể nghe được đài phát thanh của anh bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Và rồi hình ảnh của anh lại đến gần các gia đình Việt Nam hơn qua các chương trình văn nghệ của Asia. Không những riêng BTL tôi mà bà xã tôi và các con bắt đầu thích giọng nói và lối trò chuyện rất có duyên của anh qua vai trò của người dẫn chương trình. BTL tôi biết anh và ngưỡng mộ anh từ rất lâu, nhưng chắc chắn là anh không biết BTL tôi là ai, cho đến một hôm tôi nhận được e-mail của anh. Đó là vào dịp cuối năm 2012, khi có tin đồn ngày tận thế sắp xảy ra vào tháng 12 năm 2012. Qua sự giới thiệu của một người bạn của anh từng làm việc cho hãng thầu ở NASA, anh muốn phỏng vấn BTL tôi về đề tài này. BTL tôi vui vẻ nhận lời. Đúng ngày giờ đã hẹn trước anh gọi điện thoại đến, chúng tôi nói chuyện qua loa. BTL tôi lấy làm ngạc nhiên là cuộc điện đàm diễn ra hết sức tự nhiên, làm như chúng tôi quen nhau từ lâu lắm rồi. Có lẽ đó là biệt tài của anh. Trên điện thoại giọng nói của anh thật gần gũi và thân thương, nếu là con gái thì chắc có lẽ BTL tôi đã bị anh hớp hồn rồi! Như đã nói ở trên, BTL tôi biết rõ về anh hơn là anh biết về tôi. Thấy anh gọi tôi bằng anh không đúng nên BTL tôi thẳng thắn đề nghị anh xưng đổi cách xưng hô: "Thật ra BTL tôi nhỏ hơn anh vài tuổi, cho nên đừng gọi tôi bằng anh." "Hổng dám đâu!" Vẫn cái giọng Bắc nhái Nam mà chúng ta hay nghe anh diễu trên các chương trình ca nhạc. "Dám mà." Và BTL tôi nói đúng ngày tháng năm sinh của anh. Đang nói chuyện trên trời dưới đất tự nhiên anh nhập đề: "Thôi bây giờ mình bắt đầu cuộc phỏng vấn nghe Liêm!" Rồi đùng một cái chúng tôi xuất hiện trên làn sóng phát thanh của Radio Bolsa. Giọng anh sang sảng: "Kính thưa quý vị khán thính giả, suốt mấy ngày qua trong cộng đồng chúng ta đang xôn xao về tin đồn tận thế sắp xảy ra vào tuần tới, để biết rõ hư thực ra sao chúng tôi sẽ có một cuộc kết nối qua đường dây điện thoại và phỏng vấn tiến sĩ BTL hiện đang làm việc cho cơ quan NASA ở tiểu bang Florida." Cuộc phỏng vấn kéo dài gần nửa tiếng đồng hồ, nhưng có lẽ không đủ thỏa mãn cho nên anh hẹn sẽ gọi lại cho BTL tôi trong tương lai để có cuộc phỏng vấn thứ hai, nhưng vừa đúng một năm sau, khi chúng tôi chưa kịp có cuộc phỏng vấn nữa thì hôm thứ Sáu ngày 20 tháng 12, BTL tôi nhận được hung tin là anh đã ra đi. Điều mà ai cũng không thể phủ nhận được là sự ra đi của anh là một mất mát lớn cho nền văn học và âm nhạc ở hải ngoại, cụ thể nhất là đài phát thanh Radio Bolsa và trung tâm ca nhạc Asia sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Làm sao mà có thể kiếm được giọng nói trầm ấm với tiếng cười sang sảng trên đài phát thanh Bolsa, và MC Thùy Dương sẽ mất đi một người đứng bên cạnh để trêu gọi cô trong mỗi chương trình ca nhạc, và mất mát to lớn nhất là dân tộc Việt Nam sẽ mất đi một người suốt đời tận tụy vì tự do, nhân quyền cho quê hương. Sự ra đi của anh để lại nhiều nỗi buồn, có nhiều người đã không cầm được nước mắt. Riêng BTL tôi thì tôi có cái nhìn lạc quan hơn. Thôi thì dù sao anh đã sống trọn đời cho lý tưởng mà anh đã chọn, cho đến phút cuối anh vẫn giữ vững chiến tuyến của mình, thay vì theo gió trở cờ như số đông theo xu thế hiện tại. BTL tôi có một người bạn Mỹ bị chết trong một tai nạn phi cơ do cô lái chở 3 người bạn, khi bay xuống vùng Keys West gặp thời tiết xấu nên lâm nạn. Hôm đám tang của cô BTL tôi có đến dự và rất lấy làm ngạc nhiên với cái không khí ở đó, khác với cái không khi tang tóc mà chúng ta thường chứng kiến. Rồi người đại diện cho gia đình tuyên bố là hôm nay tất cả tụ tập lại không phải để thương tiếc cho sự ra đi của cô, mà là ăn mừng (celebrate) cuộc đời của cô, và sau đó người thân và gia đình của người đã khuất thay phiên nhau kể về những kỷ niệm khi cô còn sống. BTL tôi kể ra như vậy không có ý nói là chúng ta nên "ăn mừng" sự ra đi của nhạc sĩ tài ba của chúng ta. Thông điệp mà BTL tôi muốn gửi đến bạn hiền rất đơn giản, và như Steve Jobs đã nói: "Không ai muốn chết. Thậm chí những kẻ muốn lên thiên đàng cũng không muốn chết đễ đến đó. Nhưng rồi cái chết là điểm đến của tất cả chúng ta. Không ai thoát được. Và đó là điều tất nhiên, vì chết là một phát minh hay nhất của cuộc sống. Nó là chất xúc tác của đời sống. Nó đào thải cái cũ và mở đường cho cái mới..." Hi vọng sự ra đi của anh sẽ là sự mở đường cho những người tiếp nối theo anh. Cầu chúc anh yên nghỉ ở cõi vĩnh hằng! oOo BTL Rockledge, FL 22/12/2013
BTL
Sự tàn ác của chế độ CS sau 1975, với những chính sách vô cùng dã man như Trại Tù Cải Tạo, Hộ Khẩu, Kinh Tế Mới, Đánh Tư Sản Mại Bản... đã dồn dân VNCH vào đường cùng. Hàng triệu người, đau lòng từ giã quê hương thân yêu, vượt biển tìm tự do, tỵ nạn CS, để làm một cuộc sống mới cho bản thân và gia đình. Họ là những người can đảm, xem thường mạng sống, dẫu biết trước mặt họ là tử thần, sóng to, đói khát, cướp biển, dẫu biết hàng trăm ngàn người đã vùi thây dưới lòng biển, dẫu biết làm lại cuộc đời bằng 2 bàn tay trắng, không nhà cửa, phải học ngôn ngữ xứ người, tương lai vô định ..., họ vẫn ra đi. Họ trở thành những người Việt lưu vong, mất nước, tuy rằng quê hương vẫn còn đó. Trong số những người sống lưu vong đó, có một chàng thanh niên trẻ, chưa đầy 17 tuổi, vẫn canh cánh ước mơ một ngày về xây dựng một quê hương không CS. Tôi muốn nói đến một người bạn, một người anh cả, dẫu người anh này nhỏ tuổi hơn tôi, Việt Dũng.
Tôi gọi VD là anh vì tôi đã học được nhiều điều từ anh. Tôi biết đến anh vào đầu thập niên 1980 với băng nhạc đầu tiên "Kinh Tỵ Nạn", đã gây chấn động trong cộng đồng Việt, sau "Em Nhớ Màu Cờ" của chị Nguyệt Ánh, rồi đến "Tủi Nhục Ca" của Hà Thúc Sinh, rồi đến những băng nhạc của nghệ sĩ Hùng Cường, nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh, nhạc sĩ Trường Hải... Mãi đến năm 1983-1984, tôi mới có dịp gặp anh và chị Nguyệt Ánh tại San Jose. Anh là một đứa bé bị tật nguyền từ nhỏ, đi đâu cũng chống theo cặp nạn, nhưng chưa bao giờ thấy anh mặc cảm với sự khuyết tật này. Ở anh, chỉ thấy sự vươn lên, với những nụ cười luôn trên môi. Ở anh, một sự bình dị, hài hòa, dí dỏm, sâu sắc, luôn chinh phục những người đối diện. Ở anh, là tình người, là sự bao dung, là sự che chở. Nhưng cũng ở anh, thường thấy một sự bật dậy dũng mãnh như trận cuồn phong, như ngọn sóng thần đập vào chế độ CS man rợ, khi nghe anh hát. Khi cất lên những bài hát đấu tranh, tiếng hát của anh gần như lúc nào cũng rất to, cũng rất uy dũng, thể hiện nỗi tột cùng căm phẫn làm cuốn hút người nghe, như đang lâm vào trận hành quân diệt cộng, cứu nguy tổ quốc.
Khi nhận tin anh ra đi, tôi im lặng nhiều phút để tưởng nhớ đến anh. Từ nay, tôi đã mất đi một bạn thân, một người anh cả đáng kính. Tuy anh không nói ra, nhưng tôi nghĩ anh cũng có một ước mơ giống tôi: "Ngày nào tôi chết trước chế độ CS này, có lẽ tôi không nhắm mắt được." Làm con người, ai cũng có những ước mơ, nhưng ước mơ thành sự thật không dễ, trời kêu ai nấy dạ, chịu thôi. Nhưng anh VD ơi, anh cứ an lòng nhắm mắt đi, tôi cam đoan ước mơ của anh sẽ thành sự thật.
Tổng thống Reagan đã từng nói: "Chấm dứt chiến tranh Việt Nam không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả cho loại hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối cho thế hệ sinh ra tại Việt Nam về sau." Nhưng tôi không bao giờ tin đó là sự thật, đối với dân tộc Việt Nam. Dựa vào lịch sử, dòng máu Việt chảy suốt ngàn năm đô hộ giặc Tàu, vẫn giữ vững bờ cõi. Người Việt Nam đã từng làm kinh ngạc cả thế giới qua những cuộc vượt biển trên 2 triệu người. Chế độ CS man rợ, đã dìm dân tộc Việt Nam xuống tận cùng của sự nghèo đói và đổ vở. Cả một dân tộc thông minh, cần mẫn, giàu tài nguyên nhất lại phải ăn khoai độn, mì độn, bo bo (loại dành cho súc vật ăn)..., vào thời điểm 1975-88. Gần như gia đình nào cũng chịu cảnh ly tan, mẹ xa con, vợ xa chồng, con cái bơ vơ không ai chăm sóc… Và cuộc vượt biển vĩ đại này đã làm rúng động cả thế giới. Những chiếc ghe nhỏ xíu, chạy bằng máy đuôi tôm như tôi, cũng vượt biển. Một chiếc xuồng chèo 3 lá cũng đến được Songkhla, Thái Lan. Những câu chuyện kể kinh hoàng về cướp biển, về hòn đảo tử thần Ko Kra, tại Thái Lan. Đây là hành trình của một chiếc ghe mang biển số SS0646-IA, khởi hành từ Rạch Gía với 107 thuyền nhân, rốt cuộc 87 người bị giết bởi hải tặc, còn lại 20 thuyền nhân Việt Nam bị đem giam vào đảo Ko Kra, sống như đời sống của người thượng cổ. Những phụ nữ Việt Nam trong số 20 người này, đã trở thành mồi săn cho bọn hải tặc Thái Lan thay nhau hãm hiếp.
Cứ vài ngày, có tàu Thái tới đảo, rồi vây bắt phụ nữ Việt Nam; có người phải trét phân người vào khắp mình để khỏi bị hãm hiếp; có người phải trốn trong những bụi cỏ khô, bọn hải tặc không tìm ra được, chúng bèn đốt cỏ và đã làm người phụ nữ bị phỏng nguyên một mảnh lưng rất lớn. Trong những nạn nhân trên đảo Kra này, có 2 vợ chồng ký gỉa rất nổi tiếng: Dương Phục và Vũ Thanh Thủy, đồng tác gỉa cuốn “Hồi Ký Tháng Tư Đen”. Nói đến nhà văn kiêm MC Nguyễn Ngọc Ngạn, ai cũng nhớ cuộc hành trình kinh hoàng của chiếc tàu định mệnh Mỹ Tho MT065, còn có tên gọi là Kim Hoàn, chở 300 thuyền nhân đã đến bến bờ còn bị cảnh sát Mã Lai bắn, không cho cập bến, tàu phải bỏ neo cách bờ chỉ 200 mét. Nửa đêm, bão dữ thổi đến, khoảng 5 giờ sáng thì tàu chìm, khiến cho 170 thuyền nhân bị thiệt mạng, trong đó có vợ và con của MC Nguyễn Ngọc Ngạn. Chuyện hi hữu, xác của anh Ngạn nằm chồng chất với nhiều xác chết khác, nhưng có lẽ nhờ nằm sấp, và bị các xác khác nằm đè lên, nhờ thế, nước trong phổi trào ra, và từ từ anh Ngạn hồi tỉnh lại trong đống xác chết. Còn biết bao những thuyền nhân phải trải qua những giây phút kinh hoàng với cơn đói khát phải ăn cả xác người chết, đâp đầu cả người còn sống ngáp ngáp để ăn thịt, không dám kể ra ở đây. Hành trình trường chinh qua 5 quốc gia của Lý Tống (Long Trek To Freedom) được đăng trên Reader Digest... Cuộc hành trình vượt biển vĩ đại trên 2 triệu thuyền nhân này đã đánh động lương tâm, làm xúc động cả thế giới. Vì thế, nhiều tàu đã tình nguyện đến biển Đông để vớt người tỵ nạn, trong đó có tàu Đảo Ánh Sáng (Ile de Lumière), tàu Cap Anamur I, II, III,...
Có lẽ trong lịch sử nhân loại, chưa có một dân tộc nào kiêu hãnh hơn dân tộc Việt Nam, sẵn sàng chấp nhận cái chết trên biển Đông để đổi lấy cuộc sống tự do. Từ đó, cả thế giới hiểu rõ cuộc sống vô cùng tàn độc dưới ách cộng sản, và đó cũng là lý do Tổng Thống Ronald Reagan đã thách thức Liên Xô: “Tear down The Wall”, có nghĩa là “hãy phá bỏ bức tường Bá Linh ngăn cách giữa Đông Đức và Tây Đức”, đã dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản bên Liên Xô, phân tán thành nhiều quốc gia nhỏ. Kế đến là kéo theo sự sụp đổ của cộng sản Ba Lan, Tiệp Khắc, Lỗ Ma Ni, Hungary... Nếu nói, thuyền nhân Việt Nam đã làm sụp đổ nhiều chế độ CS trên thế giới, có lẽ không sai.
Vững tin nhé anh VD, có lẽ chúng ta đang sắp chứng kiến sự sụp đổ toàn diện của chế độ CS tại chính quê hương VN của chúng ta, vì có quá nhiều chỉ dấu cho sự sụp đổ đó. Dân chán ghét chế độ CS đến tột cùng, ngày nào cũng xảy ra nhiều cuộc xuống đường biểu tình của dân. Đạo đức xã hội băng hoại trầm trọng qua hàng trăm video clips nóng như "Hôi bia Tiger ở Đồng Nai", "Bảo Mẫu hành hạ trẻ em ở Thủ Đức"... được đưa lên Youtube.com. Tuy không nói ra, nhưng ai cũng hiểu thủ phạm gián tiếp là bọn cầm quyền Hà Nội trong suốt mấy chục năm qua. Đã là con người, chẳng ai thoát được lương tâm, kể cả những tên CS. Lương tâm con người có thể bị che mờ vì quá nghèo đói, vì thiếu giáo dục, vì quá sợ hãi..., nhưng một khi nó trỗi dậy, thì chế độ CS phải cáo chung.
Làm thế nào để giật sập chế độ CS này? Đây là một câu hỏi mà đa số dân đều mong đợi có câu trả lời trong giai đoạn hiện tại này. Chế độ CS còn tồn tại vì sự quá sợ hãi của dân. Dân sợ bị đánh đập, sợ bị tra tấn, sợ bị khủng bố, sợ gia đình bị liên lụy... thì những tên CS cũng có những nỗi lo sợ y chang như dân thôi, nếu: "hình ảnh, chức vụ, địa chỉ, điện thoại và hình ảnh vợ, con của chúng cũng bị đưa lên trên internet và các trang mạng khác copy về trang của mình." Bảo đảm với quý vị, bọn này sẽ chùng tay ngay, chẳng dám độc ác như xưa nữa. Đơn giản thôi, vì khi ra đường, bọn chúng và gia đình chúng như ở ngoài ánh sáng, dân ở trong bóng tối, dân có điều kiện để rình rập, canh chừng mỗi bước đi của chúng và gia đình chúng. Thế là chúng ta đã huy động được sức mạnh của toàn dân. Dân là nước đưa thuyền đi, dân cũng là nước nổi sóng làm lật thuyền, khi chúng ta biết tận dụng được sức mạnh của toàn dân.
Anh chết đi để lại sự thương tiếc cho bao người, nhưng vẫn có một người mang nick canhsat_khuvuc_paothoc, post bài ký tên "Vietnam Interpol", chụp cho anh cái mũ du đảng (gangster) đã làm tôi phì cười. Phì cười vì những lời lẽ vu khống vô căn cứ, cho rằng anh đang chống lại quê hương, và tôi cũng chẳng buồn phải trả lời, biện hộ cho anh. Mới đầu, khi đọc xong, tôi khinh bỉ bài viết đó, nhưng nghĩ lại, cảm thấy thương hại. Biết đâu anh ta cũng là một nạn nhân bị đầu độc bởi chế độ CS dã man này.
Thưa anh VD, anh chưa chết đâu anh (copy ý của nhạc sĩ Trần Thiện Anh), anh vẫn sống mãi trong lòng dân Việt. Anh chưa từng đi lính, nhưng khi nhìn hình ảnh anh bận đồ lính, tôi thấy trong anh, hình ảnh thật sự của một anh lính VNCH. Xin cho tôi nói lời cảm ơn anh, cảm ơn những anh lính VNCH, ít ra đã cho tôi hưởng được đôi chục tuổi xuân trọn vẹn, mà tôi xem đó là thiên đường.
22/12/2013
Mylinhng@aol.com
http://freevietnamnow.blogspot.com
http://freevietnamnow.blogspot.com/2013 ... -dung.html
Chiều đông khóc một người (Trần Phù Thế)
CHIỀU ĐÔNG KHÓC MỘT NGƯỜI
*Gởi Hương Linh ViệtDzũng
Em bay vào cõi vô cùng
vầng trăng ấm lạnh chập chùng cơn mê
em đi về cỏi đi về
về nơi yên tĩnh bốn bề thăng hoa
Đời em nợ nước mù xa
hai vai gánh nặng quê nhà xót đau
một đời gởi trọn tình sâu
hướng về Tổ Quốc lòng đau chín chiều
Em đi gió lạnh hắt hiu
ngày đông xứ lạ mây chiều ngừng bay
tiếng chim kêu thảm sáng nay
tiễn em về chốn những ngày tuổi thơ
sàigòn là của giấc mơ
em về Bến Nghế dựng cờ Việt Nam.
Trần Phù Thế
( 12/21/13 )
Giã biệt Việt Dzũng: Một chút quà cho quê hương!
by San Jose, 20 tháng 12 năm 2013 - Trần Chí Phúc - December 22, 2013 by HNSG
by San Jose, 20 tháng 12 năm 2013 - Trần Chí Phúc - December 22, 2013 by HNSG
VRNs (22.12.2013) – California, USA - Tôi biết đến tên ca nhạc sĩ Việt Dzũng vào đầu thập niên 80 lúc tôi còn ở thành phố Calgary nước Canada. Hồi đó đọc mấy tờ báo xuất bản từ Nam Cali gởi sang có bài viết về một chàng thanh niên ôm đàn hát một số sáng tác của anh về tị nạn vượt biển và thương nhớ quê nhà trong buổi sinh hoạt cộng đồng đã tạo nên sự yêu mến của khán giả, chàng trai đó tên là Việt Dzũng.
Và tôi lần đầu gặp Việt Dzũng từ Nam Cali sang Calgary trong một buổi văn nghệ đấu tranh tại sân khấu trường Mount Royal College khoảng năm 81- 82, lúc này anh đã nổi tiếng với bản Một Chút Quà Cho Quê Hương- được coi là Top Hit trong dòng nhạc đấu tranh.
Khi tôi qua San Jose sinh sống thì càng gặp gỡ anh nhiều lần vì thung lũng hoa vàng vẫn thường xuyên mời Việt Dzũng lên hát và sau này anh đảm nhận vai trò MC cho các buổi sinh hoạt cộng đồng.
Đài Radio Bolsa trụ sở chính ở quận Cam có phát thanh cùng một lúc trên làn sóng 1430AM ở San Jose cho nên trong gần hai chục năm nay, giọng nói của Việt Dzũng trở nên quen thuộc với thính giả vùng này. Tôi nhớ lúc đầu có một số thính giả cao niên bảo là Việt Dzũng nói nhanh quá họ nghe không kịp, tôi trả lời rằng tốc độ nói như vậy là bình thường đối với giới phát thanh của Nam Cali. Vấn đề là vào thời điểm đó, các xướng ngôn viên vùng San Jose nói hơi chậm và xướng ngôn viên Việt Dzũng đã thổi một làn gió mới cho không khí phát thanh tại đây. Anh nói nhanh nhưng âm thanh rõ ràng, chất giọng mạnh mẽ và đây cũng là một ưu điểm trời cho để bù lại đôi chân bị khuyết tật của anh.
Nếu ai đó bảo là đôi chân khuyết tật khiến anh phải dùng cặp nạng để di chuyển thì Việt Dzũng đã biến khuyết điểm thân thể đó thành ưu điểm đặc biệt để trở thành một xướng ngôn viên tài giỏi, một người dẫn chương trình- MC xuất sắc trong các buổi sinh hoạt ca nhạc chủ đề quê hương, tị nạn, đấu tranh. Hình ảnh một MC với cặp nạng trên sân khấu thật đặc biệt, gắn liền với cái tên Việt Dzũng.
Thập niên 80 và 90, báo giấy hưng thịnh trong sinh hoạt cộng đồng và tôi đã thấy các ngón tay Việt Dzũng nhanh nhẹn trên bàn phím computer để đánh máy chữ Việt Nam, anh đánh rất nhanh, tôi chưa thấy ai gõ chữ mau như vậy, vừa nói chuyện vừa làm việc. Anh bảo là làm chủ bút và cung cấp bài vở đánh máy cho nhiều tờ báo tại quận Cam. Sau này báo giấy sa sút thì Việt Dzũng vẫn là người chọn lọc, sắp xếp tin tức cho đài Bolsa và đài truyền hình SBTN.
Ca nhạc sĩ Việt Dzũng hát nhạc phẩm tự sáng tác: Một chút quà cho quê hương
Mùa hè năm nay, Việt Dzũng có mời tôi xuống để hát cho một chương trình gây quỹ ủng hộ các nhà đấu tranh trong nước do đài SBTN tổ chức. Thấy anh đứng hút thuốc, tôi hỏi là bị bệnh tim sao không bỏ thuốc lá. Anh chỉ cười nhẹ bảo là nếu bỏ thì đời mất một niềm vui. Anh kể rằng vì đôi chân bị teo nên bác sĩ không thông tim được và anh nhờ tới Đông Y. Có ông thầy Tàu ở vùng Los Angeles bốc thuốc bắc cho anh, và sức khỏe cũng tạm đỡ. Anh bảo rằng khi đem toa đến tiệm họ bốc thuốc đưa lại cho ông thầy coi thì họ bốc không đúng cân lượng vì các vị thuốc thuộc loại mắc tiền, mỗi lần uống thuốc bắc tốn bạc ngàn đô la.
Tôi mới nói với Việt Dzũng rằng nếu anh đã tin Đông Y thì nhân dịp này tôi giới thiệu một bằng hữu đang đứng bên cạnh cũng là một lương y tài giỏi, người này đã chữa cho tôi nhiều năm, và tôi cũng vừa bớt bệnh tim- một trong những lý do là cảm xúc mạnh quá. Nếu anh thích thì cứ hẹn gặp bắt mạch, chẩn bệnh. Người có bệnh thì phải vái tứ phương. Tây Y và Đông Y đều có cái hay của nó.
Trung tâm Asia năm nay vừa thực hiện chủ đề nhạc của Việt Dzũng, coi như là món quà nghệ thuật cho khán giả và đặc biệt dành cho tác giả. Nhân dịp này tôi muốn viết một bài về cuộc đời văn nghệ của anh, mặc dù quen biết nhau đã nhiều năm. Tôi hỏi là Việt Dzũng còn ước mơ điều gì chưa đạt thì anh bảo là muốn làm nhạc phim. Câu chuyện còn lan man để tôi tìm ý tưởng cho bài viết. Nhưng bài viết vẫn chưa xong vì anh quá nổi tiếng và đã có nhiều người viết về anh rồi.
Tôi bày tỏ có ý định dời xuống quận Cam và Việt Dzũng khuyến khích rằng nên xuống tham gia với nhóm ca nhạc đấu tranh cho vui với anh em.
Đó là lần gặp gỡ cuối cùng với Việt Dzũng. Trưa nay nghe bằng hữu điện thoại báo tin anh vừa mất khoảng 15 phút, tức là lúc 10 giờ 35 phút sáng thứ sáu 20-12-2013. Các đài phát thanh loan tin tức thì nhiều thính giả xôn xao, bàng hoàng. Tác giả ca khúc Một Chút Quà Cho Quê Hương đã giã từ cộng đồng Việt Nam nhiều nơi ở hải ngoại. Nhớ lại một thời bà con ào ạt gởi tiền gởi quà giúp thân nhân quê nhà, nhiều người lúc đó còn ở trong nước có nghe bài hát này và khi sang định cư họ kể cảm xúc của họ.
Nhiều ca nhạc sĩ ra đi lứa tuổi 60, 70, 80 và có người 90, riêng Việt Dzũng vẫn còn hàng ngũ thập tri thiên mệnh; đối với thời xưa thì tuổi thọ như vậy nhưng bây giờ ở Mỹ thì vẫn coi là còn trẻ và trong lúc anh vẫn còn hăng say hoạt động. Anh ra đi hơi sớm để lại sự thương tiếc nồng nàn cho khán thính giả và bằng hữu khắp nơi.
Mỗi con người sinh ra đều có điều kiện và giới hạn của họ. Vấn đề là mỗi người phải cố gắng sống và làm việc để phát triển hết mức khả năng của mình. Việt Dzũng đã đạt tới đỉnh cao của cuộc sống, anh để lại một khuôn mẫu tuyệt vời về sự phấn đấu vượt qua nghịch cảnh và anh đã thành công.
San Jose, 20 tháng 12 năm 2013
Trần Chí Phúc
Bích-Liên
CẢM-XÚC
“Một chút quà cho quê-hương”
Nghe sao cay đắng xót thương trong lòng!
Sen Xanh nước mắt đoanh tròng:
Cầu kinh mấy buổi ước mong hồn người
Đi về nơi chốn xa vời
Chẳng qua ngày tháng, muôn đời là đây.
Tiếc anh bỏ dở công đầy:
Đập tan lũ cộng hết ngày lầm-than.
Tuổi nào yêu nước chứa chan,
Gác buồn, rồi lại lên đàng đấu tranh.
Việt Dzũng - Kẻ Mang Nặng Những Khổ Đau Cùng Đất Nước.
by Hoàng Thu Dũng
by Hoàng Thu Dũng
Việt Dzũng. Photo by Tran Dinh Thuc
Ba mươi năm, kể từ này đầu gặp lại Việt Dzũng ở D.C, nội dung và hướng đi của Việt Dzũng, một chàng trai trẻ coi như thế hệ thứ hai của những người tị nạn, vậy mà vẫn không hề suy suyển. Dẫu chung quanh anh, cuộc sống lao đi với tốc độ của ánh sáng, tạo nên bao thay đổi chập chùng.
ali Today News - Vào những năm cuối thập niên 1970, do một người bạn làm ký gỉa lấy tin Nghị Trường, tôi thường theo anh đến Hạ và Thượng viện để săn tin. Nhờ vậy, tôi có dịp quen biết một vài Dân Biểu, Thượng nghị sĩ của cả hai phe, đối lập và thân chính quyền ở Sài Gòn lúc ấy. Trong số nhũng người này, có bác sĩ Nguyễn Văn Bảy (thân phụ của Việt Dzũng). Thoắt đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đơn vị cuối tôi phục vụ tan hàng. Thất thểu trên đường về thì gặp Hoàng Kim Quy, ông bàng hoàng hỏi sao cả hai còn ở đây? Hỏi thế nhưng cả ông và cả tôi, không ai trả lời nhau. Luớt qua tình hình, tôi được biết gia đình bác sĩ Bảy đã đi rồi, chỉ còn thân mẫu và một người con trai của ông ở lại.
Khoảng năm 1983 gì đó, anh Cao Thế Dung rủ tôi về D.C dự đại hội của Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Sau một thời gian sống trong trại cải tạo của Cộng Sản, được tha về và nhất là, vừa thoát chết trên đương vượt biên đến Mỹ, nay bỗng dưng gặp đủ mặt nào là các anh Viên Linh, Đỗ Ngọc Yến, Minh AP, Đính NY Times, Tuyết UPS, Phạm Trần VOA, Lê Thiệp Sóng Thần, Đinh Hiển Độc Lập v.v… nên khí thế ngất trời. Mừng rỡ đến lúc nào cũng có thể khóc được, vì thấy qúa khứ sờ sờ trước mắt, gần đến độ thật sự là ta đã sờ thấy nó chứ không còn thăm thẳm. Buổi tối tiền đại hội, tôi theo anh Cao Thế Dung đến dự buổi họp bỏ túi ở nhà Hoạ Sĩ Ngọc Dũng. Tại đây, tôi đã gặp Việt Dzũng.
Việt Dzũng ít tuổi hơn tôi cả mươi, mười lăm năm. Tôi đã biết Dzũng phần vì quen bác sĩ Bảy như trên đã nói, phần vì lúc này, với nhữnh ca khúc nổi danh như Lời Kinh Đêm, Một Chút Qùa Cho Quê Hương của anh, cùng Nguyệt Ánh với Em Vẫn Mơ Một Ngày Về, Đông Tiến, hay Nam Lộc với Vĩnh Biệt Sài Gòn, Phạm Duy với 1975 Ta Bỏ Nước Ra Đi gì đó, đã nổi tiếng trong Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn (CĐ/NVTN).
Qua sơ giao là nhận ra nhau ngay. Tôi buột miệng hỏi Dzũng: “Dzũng còn trẻ mà sao nói y chang lòng người vậy?” Dzũng cười, khuôn mặt bụ bẫm hiền lành kiểu “baby face”, vụt thóang chút bâng khuâng, đáp: “Thì mọi chuyện nó chềnh ềnh ra đấy, dân Việt mình, ít nhiều ai không từng trải qua kinh nghiêm này, nhất là kể từ khi Miền Nam lọt vào tay Cộng Sản hả anh?!” Câu trả lời đầy vẻ “trưởng thành chính trị” ấy của Dzũng, khiến tôi có chút ngỡ ngàng, những tưởng sẽ như một ông nào đó, quen đao to búa lớn, là vì… thế này hay thế nọ, theo kiểu đánh VC ở chốn trà dư tửu hậu tại Sài Gòn năm xưa. Nói như vậy không phải là trách cứ hay mỉa mai, cũng dễ hiểu thôi, bởi thời gian đó, nhất là thời Đệ I Cộng Hòa, Miền Nam vừa thoát khỏi ách Thực dân đô hộ mà không tốn một giọt máu nào, của lương dân và người yêu nước, cùng bối cảnh, về mọi mặt Kinh tế, Giáo Dục, Xã Hội, Văn Hoá, Văn Nghệ…, đang giống như một cô gái thanh xuân, phát triển căng tròn, trong một thứ trật tự đầy nhân bản, đầy khai phóng mà vẫn giữ nguyên được “nếp nhà”, của một chế độ chính trị…tương đối tự do, độc lập. Được lãnh đạo bởi con người, mà dẫu thương hay ghét, xét lại lịch sử, vẫn thấy là người đạo đức nhất, thanh liêm và đáng kính nhất, đó là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Rồi mới đây, trong mục Chuyện Trò với độc giả Nguời Việt Online, ngày 14 tháng năm năm 2013 vừa qua, một độc giả hỏi “Vì sao năm 1975, Việt Dzũng mới 17 tuổi, nhưng động lực nào đã đưa anh làm việc chống Cộng như hiện nay?” Việt Dzũng đã khẳng định (đó là vì) “nghe được những trăn trở của đồng bào mình”.
Ba mươi năm, kể từ này đầu gặp lại Việt Dzũng ở D.C, nội dung và hướng đi của Việt Dzũng, một chàng trai trẻ coi như thế hệ thứ hai của những người tị nạn, vậy mà vẫn không hề suy suyển. Dẫu chung quanh anh, cuộc sống lao đi với tốc độ của ánh sáng, tạo nên bao thay đổi chập chùng.
Những oan nghiệt khổ đau, những đắng cay trầm thống, dù nổi hay chìm, khóac lên một đất nước hay một con người, thường mang theo một quy luật tất yếu, đó là, cùng tôi luyện, cùng hun đúc cho sức sống, sức đấu tranh quyết liệt để sinh tồn của cái đất nuớc và con người đó, ngày càng vững chãi lên. Chính vì vậy mà Việt Dzũng đã thấm sâu vào bao đớn đau của đất nước chung, của thân phận riêng, đến nhuần nhuyễn, là một, để rồi mỗi tiếng anh ca, mỗi lời anh nói, mỗi việc anh làm, đều mang hơi hướm, cung điệu “tiếng lòng” của mọi tầng lớp nhân dân và đất nước. Với những người anh, Việt Dzũng gửi về “dăm bao thuốc lá”, để…“đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay” trong lao tù Cộng Sản. Với Mẹ, anh gửi về cho bà một “chiếc kim may, để mẹ may hộ con quê hướng qúa đọa đầy” và rách nát. Với người chị đương độ tuổi xuân thì, nhưng đã bị dập vùi trong cuộc đổi đời nghiệt ngã, sau những cuộc đánh tư sản, kinh tế mới, mất nhà, mất cửa, phải vào thanh niên xung phong, đi làm lao công chiến truờng, nhiều lần phải chết thay cho đội quân do đảng Cộng Sản lãnh đạo, tiến đánh Căm Bốt, Việt Dzũng đã gửi về cho chị “dăm ba xấp vải, để chị may áo cưới hay may áo tang”. Với những người em Việt Nam bé bỏng, Việt Dzũng gửi về cho các em “kẹo bánh” để các em ăn cho quên đời cay đắng. Nhưng bi thảm nhất, đau thương nhất, với người cha Việt Nam, anh gửi về “dăm viên thuốc ngủ” để cha uống cho dứt nợ ngục tù. Làm sao một chàng trai chưa đầy 30 tuổi, chưa từng nếm ngục tù đầy khắc nghiệt của đảng CSVN, lại hiểu được tâm trạng của phần đông những người tù cải tạo, đã nhiều lần muốn chết như thế? Nhất là sau ngày những trại cải tao này, được chuyển qua sự quản lý của lực lượng gọi là “Công An Nhân Dân, Chỉ biết còn Đảng là còn mình.” Rồi những ý nhạc, lời ca trong Mời Em Về, Tình Ca Cho Nguyễn Thị Sài Gòn, Lời Kinh Đêm, Người Mẹ Dân Oan v.v… Việt Dzũng hầu như không bỏ quên ai hết. Hồn nhạc của anh không vắng mặt ai hết - trong cái tuyệt đại nhân dân Việt Nam đang khổ đau, đói khát nghèo nàn, sinh mệnh bấp bênh sống dưới chế độ XHCN, đầy sắt máu của đảng Cộng Sản Việt Nam. Nay ông Thủ Tướng của họ lại thêm cái sắc lệnh cho Công An Nhân Dân được phép bắn bất cứ ai, chống lại đường lối đảng và nhà nước gọi la nhà nước XHCN của đảng và của ông ta, kể cả làm buồn lòng “ông chủ” Trung Quốc, nước bảo kê quyền lực của họ.
Nhìn vào bức tranh văn hóa, văn nghệ hôm nay trong Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn, số văn nghệ sĩ tài ba, tử tế, có liêm sỉ như Trầm Tử Thiêng, như Việt Dzũng v.v…vốn đã lưa thưa, nay lại càng ảm đạm. Điều này thể hiện rõ ràng qua câu tán thán của nhạc sĩ Nam Lộc, một bạn đồng hành của Việt Dzũng suốt hơn ba chục năm nay, nói với đài BBC Luân Đôn: “Việt Dũng, ‘Một Trái Tim Của Tự Do’, đã ngừng đập”. Nhưng thưa Nhạc sĩ Nam Lộc, chúng ta có nên như Dân Nam Phi sau cái chết của ông Mandela, rằng thay vì thương tiếc, xót đau, chúng ta hãy ca hát, vui mừng vì một nhạc sĩ trẻ của chúng ta, anh Việt Dzũng, kẻ mang nặng những khổ đau cùng đất nước, đã được Thiên Chúa cất gánh nặng cho anh, và trao lại cho thế hệ trẻ sau anh gánh tiếp. Và Việt Dzũng, kẻ mang nặng khổ đau cùng đất nước, cũng được Đức Thích Ca lấy đó để tặng chúng ta một công án tu thân, rằng, hãy cố sống cho tử tế, danh vọng, tiền bạc, chân dài, chân ngắn rồi ra cũng sẽ tiêu tan, mục rữa, tan vào cát bụi vì đời là vô thường. Việt Dzũng từ bỏ cuộc sống này, không phải là chết, mà là về với với cái “Không”. Anh Chi Em ơi, CĐ/NVTN ơi đừng khóc, đừng bi quan. Việt Dzũng, kẻ mang nặng những khổ đau cùng đất nước của chúng ta không chết, anh chỉ về với nỗi nhớ khôn cùng của mỗi chúng ta.
Hoàng Thu Dũng
Tiếc Thương Việt Dzũng
Nam Lộc nói về sự ra đi của Việt Dzũng
TIỂU SỬ VIỆT DZŨNG
Tên Anh ngời sáng mãi
Ca nhạc sĩ, MC, nhà tranh đấu Việt Dzũng đã “trở về cát bụi”
Việt Dzũng Nghệ sĩ đấu tranh không tàn tật tâm hồn
“Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy…”
by Võ Đại Tôn (Australia)
by Võ Đại Tôn (Australia)
“Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy…”(Việt Dzũng) . Thời tiết mấy tháng nay tại Úc Châu, đang là mùa Hè nhưng nắng mưa, nóng lạnh thay đổi bất chợt, từ nạn cháy rừng đến giông bão chuyển ập đến. Từ khuya thứ Bảy, 21.12.2013, ngoài trời lại chuyễn mưa, điện thoại từ Mỹ gọi sang báo tin cho tôi biết Việt Dzũng đã không còn nữa !. Nhìn qua khung cửa trong đêm vắng lạnh chợt đến, lạnh từ không gian đến tâm hồn cô đơn, những giọt mưa lất phất như tiếng hát của Việt Dzũng vọng về từ cõi mơ hồ nào đó trong bài “Một chút quà cho Quê Hương” với nước mắt đong đầy…nước mắt của Việt Dzũng thương nhớ quê xưa và nước mắt của riêng tôi khi mất thêm một người em, một chiến hữu, trên hành trình còn dang dở một đời tâm nguyện. Em đi đâu rồi, hay vẫn còn đang đứng trước mặt anh với đôi nạng gỗ, thênh thang giữa đất trời, mưa bay… ?
Phong Trào Hưng Ca với Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Tuyết Mai, Tuấn Minh, Đào Trường Phúc, Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Lưu Xuân Bảo… và anh chị em nghệ sĩ đấu tranh đâu rồi, sao vắng lạnh thế này, đêm nay chỉ một mình tôi ? Những đại hội Hưng Ca tại Hoa Thịnh Đốn, những đêm trình diễn lưu vong, sau khi tiếng vỗ tay không còn nữa thì anh em mình ngồi im lặng nhìn nhau, lời Thơ tiếng Hát vọng về đâu, một chút quà hay cả một đời người đang gửi về Quê Hương ? Cánh chim đại bàng trên thân họa mi Nguyệt Ánh, đôi nạng gỗ Việt Dzũng vẫn còn đấy mà, sao ngoài khung cửa lại có tiếng mưa rơi … ? Mưa ngoài trời hay mưa trong lòng tôi ?.
Ngay sau khi đặt chân lên bến bờ tạm dung lưu vong, đất khách quê người, từ đại dương trôi giạt về các nẻo đường đời, vào năm 1978, một đại hội Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại đầu tiên được tổ chức tại Oklahoma, tiểu bang Texas Hoa Kỳ, quy tụ một số quý vị và anh chị em còn rộn lòng thương nhớ cội nguồn, nghĩ cần phải bảo tồn Văn Hóa tại hải ngoại, song hành góp công cùng với Toàn Dân cứu Người và cứu Nước. Tôi từ Úc Châu được một số anh em chiến hữu góp tiền cho vé máy bay qua ngay Hoa Kỳ lần đầu tiên trong đời tỵ nạn để tham dự đại hội. Lại tìm xem ai còn ai mất, những bắt tay vui mừng trong nước mắt. Từ Úc Châu, tôi là người duy nhất bay sang, gặp lại các bạn Đặng Văn Đệ, Vũ Văn Hoa, Nguyễn Hoàng Quân, … anh em trong đảng phái quốc gia một thời, ôm nhau mà dường như vẫn còn hơi muối biển trong lòng. Đêm về, tôi được nằm chung phòng tại tư gia của anh Quân (Đại Việt QDĐ) với một thanh niên “tàn tật”, đặt đôi nạng gỗ bên cạnh và nằm tâm sự cùng tôi về chuyện đời, về mơ ước tương lai, và tôi nhớ lại lời thơ của Vũ Hoàng Chương “tuổi đá, tuổi vàng hay tuổi ngọc – Thương nhau, ai đếm tuổi bao giờ ?”. Tôi tự thấy mình trẻ lại, như cùng chung thế hệ, cùng chung ước mơ, cùng chung thân phận. Người thanh niên khoảng 20 tuổi đó là Việt Dzũng, gọi nhau bằng anh-em như từ tiền kiếp thêm lần hạnh ngộ. Từ những đêm sau đó, sau những ngày sôi nổi họp đại hội, và có cả tiếng hát của Việt Dzũng làm thêm ấm lòng và bùng dậy ước mơ như trở thành hiện thực, chúng tôi đã kết nghĩa tinh thần, dìu nhau bước đi suốt cả mấy chục năm qua, một đời tận hiến, tuy khác lĩnh vực hoạt động nhưng chung một Tấm Lòng.
Sau khi ở tù về, từ biệt giam tại Hà Nội hơn 10 năm, tôi được coi cuốn băng hình về một buổi tập họp đồng hương tại công viên Mile Square Park ở miền Nam Cali, Hoa Kỳ, tôi lại thấy Việt Dzũng đang đứng trên sân khấu ngoài trời, cũng với đôi nạng gỗ, cất tiếng gào to “Cho dù tôi có phải bò về, lết về, tôi cũng sẽ về lại Quê Hương khi không còn cộng sản…”, rồi gửi tiếng hát vào không gian, vào lòng người. Lại có Diễm Chi, Hùng Cường, Huỳnh Công Ánh và nhiều anh chị em nghệ sĩ đấu tranh khác nữa, thân tù mới trở lại tự do ngồi im lặng nghe nhìn mà chảy nước mắt lúc nào không hay, cứ tưởng rằng đời mình đã cạn khô dòng lệ. Tôi lại nhớ có lần tôi đã bị tra tấn trong tù vì những cái tên thân quen, thương nhau và đồng hành tự một thuở nào thủy chung. Người cộng sản đã tra tấn tôi để khai thác về sự liên hệ giữa tôi với những “tên biệt kích văn nghệ nước ngoài : Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Hùng Cường”, tại sao lại phát động phong trào văn nghệ “phản động, chống đối cách mạng”, kế hoạch mật kín bên trong thế nào… ?! Vết thương tuy có làm đau thân xác kiệt quệ nhưng tận đáy tâm hồn của tôi như có tiếng cười hãnh diện về những người anh chị em đang đứng thênh thang giữa đất trời lưu vong mà cất cao tiếng hát đấu tranh. Tôi tự coi như những trận đòn thù đó là phần thưởng tinh thần mà các anh chị em văn nghệ đấu tranh đã cho đời tôi vì được nhận làm huynh-đệ thâm tình. Tôi quay lại cuộn băng hình, nhìn thấy Việt Dzũng đứng trên sân khấu thô sơ, với đôi nạng gỗ, không có ánh đèn màu và trang sức hợp thời, nhưng sao ngạo nghễ như đang bắn từng viên đạn đúc bằng máu tim vào thành trì vô đạo phi nhân để giành lại Nhân Quyền cùng với Toàn Dân. Lại xin một lần nữa Tạ Ơn. Ước gì những người dân cùng chung nòi giống bên kia bờ đại dương, ước gì những tấm thân quằn quại trong đáy vực ngục tù cộng sản, nghe được tiếng vọng của những lời ca này để thấy thêm đời đáng sống, cho dù dưới tận cùng đáy ngục. Rồi tất cả sẽ vươn lên, nhất định. Hưng Ca đã và đang góp công vào Hưng Quốc, và bóng dáng của Việt Dzũng vẫn còn đây cùng với những Tấm Lòng chân chính tận hiến đời người để hồi sinh Dân Tộc.
Rồi từ đó, suốt những tháng năm ra khỏi ngục tù, tôi lại được hạnh phúc cùng anh chị em nghệ sĩ đấu tranh gặp mặt, góp sức, bằng tiếng lòng, Thi-Ca, trên nhiều nẻo đường năm châu. Tôi vẫn còn nghe tiếng nói nhẹ nhàng nhưng đầy ân tình của Việt Dzũng mỗi lần gặp nhau, ôm tôi : “Anh có khỏe không ? Ông già trông vẫn còn ngon cơm lắm mà, lo gì !”. Khói thuốc lại tỏa mịt mùng qua tiếng cười vang. Trong tiếng cười, dường như anh-em chúng tôi có thấy thấp thoáng những nét “cô đơn” trên bức tranh đời riêng cũng như chung, tâm nguyện vẫn sắt son mà sao quá gian nan với nhiều ngọn dáo vụt đến không ngờ.
“Me đặt tên con, Nguyễn Thị Sai-Gon”… (Việt Dzũng). Mới đây, trong năm 2013, từ Hoa Kỳ sang công tác tại Úc Châu, Việt Dzũng có đến thăm tôi tại nhà, đồng thời gặp mặt thân mật một số anh em cùng chung Lý Tưởng đấu tranh. Sau khi chúng tôi đồng thắp nhang cầu nguyện trước bàn thờ Quốc Tổ được thiết lập tại nhà tôi từ bao năm qua, Việt Dzũng có nói : “Xin cám ơn anh đã cho em những phút giây thực sự xúc động khi nguyện cầu Quốc Tổ hôm nay, em thấy rõ cội nguồn trước mắt, tâm linh như được hòa tan vào cùng mệnh Nước…”. Và, Việt Dzũng thì thầm hát nhẹ “… Nguyễn thị Sai-Gon…Lê thị Hy Vọng…”, đưa hơi thở và lời ca nhập vào hồn tôi, xao xuyến, chập chùng, tưởng chừng như đang có bàn tay nào vời níu quê hương…Rồi cũng mới đây, tháng 8 năm 2013, tại Little Saigon, Nam Cali, Việt Dzũng đã chống nạng đến trong chiều sinh hoạt đấu tranh của tôi, phát biểu những lời tâm huyết, cùng với tiếng hát của Tuấn Minh trong bài thơ Nước Trôi Mồ Mẹ của tôi do Nguyệt Ánh phổ nhạc. Anh em lại cầm tay nhau, chẳng muốn rời xa…Hẹn ngày gặp lại trên một nẻo đường nào đó trong đời còn lại, và nhất định sẽ cùng nhau quỳ hôn từng mảnh đất Quê Hương, một ngày…
Từng giọt mưa nhẹ đang rơi ngoài mái hiên sau nhà giữa khuya vắng lạnh, tôi vẫn còn nghe tiếng hát trầm bổng chao lòng của Việt Dzũng “Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy…”, rồi chợt vang lên dường như tiếng thét “Đòi trả ta sông núi”… Việt Dzũng vẫn còn đứng đấy, tôi đang vịn vào nạng gỗ thân yêu của một người em kết nghĩa, một chiến hữu thủy chung, để đứng dậy và viết tiếp những dòng chữ này…không còn nước mắt. Tạm biệt EM, NGUYỄN NGỌC HÙNG DŨNG !.
Võ Đại Tôn
Đêm thứ Bảy 21.12.2013
Úc Châu.
Việt Dzũng
NGƯỜI LÍNH KHÔNG CẦM SÚNG
by Dzuylynh
NGƯỜI LÍNH KHÔNG CẦM SÚNG
by Dzuylynh
Buổi sáng mùa đông buốt giá tha hương
Thấy một hạt sương sa xuống giữa trời
Nghe tiếng đàn chợt đứt ngang cung
Thung lũng hoàng hoa lặng lẽ vô cùng…
Tôi tiếc em người anh hùng Việt Dzũng
Tôi thương em người nhạc sĩ tha hương
Cánh chim Bách Việt luân lạc muôn phương
Giọng hát từ nay đi vào cõi vô thường…
Việt Dzũng không còn nữa! Đứa con yêu của tổ quốc đã ra đi
Việt Dzũng không còn nữa! Vừa mới bỏ ta đi …
Người Lính Không Cầm Súng đã buông đàn xuôi tay
Vũ khí là lời ca, quân trang là nốt nhạc, ba lô nặng tình non nước
Đã miệt mài hành quân bất kể tháng ngày.
Việt Dzũng không còn nữa! Người Da Vàng lưu vong!
Người thương binh không số quân, không thẻ bài
Người Lính Không Cầm Súng, không tượng đài vinh quang
Nhưng trong tim bao người vẫn nhớ mãi tên em
Tội nghiệp đôi nạng gỗ, từ nay bơ vơ một mình không còn theo em nữa
Sẽ không còn theo em nữa, để in dấu chân tròn trên khắp nẽo đường tha hương… Tôi nguời lính già một thời đánh mất giang san nay nghe tin em không còn nữa.
Đêm Cali mùa đông thêm lạnh giá
ngồi buồn một mình thương nhớ em, đồng đội chung chiến tuyến đã ra đi mãi mãi
Việt Dzũng không còn nữa…
Em chỉ vừa theo hồn thiêng tử sĩ, non sông
Ôm đàn rong chơi hát ca vang vọng đỉnh trời…
Và em cũng bỏ lại tôi với vô vàn thương tiếc xót xa
Người đã xa từ đây! Chưa kịp nói lời giã từ, chưa kịp về ViệtNamSàiGòn
Để ngẫng cao đầu cùng nhau đi dưới Quốc, Quân kỳ
Cho nước mắt da vàng lăn trên Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay!
Việt Dzũng! Người Lính Không Cầm Súng!
Việt Dzũng, người lính không cầm súng!
Tổ quốc khắc ghi công!
Người đã xa từ nay, đã ngủ say trên vùng địa đàng
Nhưng tiếng nhạc lời ca muôn đời vẫn còn đó
Vẫn còn đó, mãi ngân vang… mãi ngân vang… giữa muôn trùng…
San Jose, Bắc California Dec 23.2013.
Dzuylynh
Việt Dzũng, Anh buồn Em ...
by theo Hội Quán Phi Dũng
by theo Hội Quán Phi Dũng
Tập tễnh vào đời bằng đôi nạng gỗ, em xuất hiện trong sân trường Taberd như một kẻ tật nguyền chỉ có một trong hơn một ngàn học sinh. Thỉnh thoảng trong sân trường, đây đó có vài học sinh mù, được các Frere nuôi dưỡng và dắt đi học.
Học sinh Taberd quen với các học sinh mù, nhưng chua quen với học trò có đôi nạng gỗ. Đám học trò luôn chạy theo em để trêu chọc anh học trò mới bước vào lớp Onzieme (lớp một) này. Sự việc trêu chọc này làm cho các Sư huynh Trường Taberd nhức đầu. Có lúc em bị xô ngã trong trận bão cười của đám học sinh.
Lúc ấy anh đã bước vào khu Trung Học nhưng hình ảnh của em đã làm cho anh tò mò...Nhưng rồi tên học trò bụ bẫm với khuôn mặt bầu bĩnh đã dần dần thu phục được tình cảm của đám con nít phá phách. Chỉ thời gian ngắn, em đã hoà nhập chạy chơi với đám đông bằng đôi nạng gỗ. Những thằng chọc phá em nhiều nhất bây giờ lại là những người bạn yêu thương em nhất...
Trên dưới 50 năm, giờ đây hình ảnh cậu học trò mang đôi nạng gỗ, mặt mày đỏ gay, áo lúc nào cũng ướt đẫm mồ hôi trong giờ chơi ngày này sang ngày khác vẫn ghi đậm trong ký ức anh...
Thu phục cảm tình là thiên tài của em ngay từ thuở ấu thơ. Em trở thành con chim đầu đàn của đám bạn Taberd. Anh nhút nhát nhìn đám bạn chọc ghẹo em, anh chẳng chạy theo vì chẳng hoà nhập với đám bạn hay thu phục được tình cảm của họ... Bởi vậy, anh buồn em vì anh không thu phục được nhân tâm như em.
Em bắt đầu đi học từ khu lớp Onzieme (lớp một) cạnh nhà hát, thính đường của trường Taberd, nơi có lớp Nhạc tại một phòng cạnh sân khấu. Nơi đó anh và em cùng tới học Nhạc. Ngón tay của anh ngắn và mập vì anh cũng bụ bẫm như em , và chỉ sau vài lần đến lớp Nhạc sau giờ học chính, Frere dậy Nhạc khuyên anh về đi vì ngón tay anh ngắn và mập quá. Ngón tay của em còn ngắn và bụ bẫm hơn anh nhưng từ đó em đã khởi đầu sự nghiệp Âm nhạc và cũng tại trường và lớp đó anh chẳng học được gì nhưng em thì trở thành Nhạc sĩ tai ba nổi tiếng.
Bởi vậy, Việt Dzũng, Anh buồn em.
Cả Bác Toàn và Bố Bẩy của em đều là Bác sĩ Quân Y nên ước vọng của họ là muốn em học y khoa để phục vụ cuộc đời, nhưng em đã không theo con đường đó...Bố anh cũng có ước vọng cho anh học y khoa để phục vụ tha nhân. Anh đã làm theo ước nguyện của Bố và đang phục vụ bệnh nhân trong khu vực Academy, nghiên cứu làm việc trong bệnh viện và giáo dục y khoa cho các bạn trẻ. Những tưởng rằng phần nào anh đã phục vụ tha nhân theo ước nguyện và dậy dỗ của các Thầy và đấng sinh thành, nhưng anh chỉ phục vụ một số người nhỏ nhoi... trong khi em làm Văn Nghệ và truyền thông phục vụ tha nhân và quê hương Việt Nam đã ảnh hưởng đến hàng triệu người từ Việt Nam sang Úc, từ Mỹ sang Âu châu và đến mọi nơi trên trái đất... Bởi vậy, Việt Dzũng, anh đã buồn em...vì em đã hơn anh quá xa trong lãnh vực phục vụ tha nhân...
Từ miền cực bắc New York anh về Nam Cali với mục đích chính để ăn Tết. Nhưng khi nghe em vận động đồng bào chống Trần Trường treo cờ máu và hình Hồ chí Minh. tiếng nói của em trên đài phát thanh đã lôi kéo anh và hàng chục ngàn người bỏ ăn Tết , chịu giá lạnh của thời tiết để biểu tinh ở Bolsa. Mọi người đều có tấm lòng yêu quê hương , Tổ Quốc cũng như anh. nhưng tất cả chỉ là những hạt cát chứ không như là trận cuồng phong trong tiếng nói của em. Trận cuồng phong này của em đã làm cho những hạt cát bay cùng một hướng cuốn cờ máu và hình Hồ bay khỏi khu Bolsa và mọi nơi trên thế giới cho mãi đến tận ngày nay...
Bởi vậy, Việt Dzũng, Anh buồn em...vì anh chỉ là hạt cát còn em như cơn cuồng phong dữ dội.
Gần 40 năm qua, giòng Nhạc đấu tranh nơi Hải ngoại đã nhiều nhung giòng Nhạc đấu tranh của em đã vượt trội, đã ăn sâu vào tim óc của mọi người. Những điều em nói ra , mọi người đều muốn nói. Nhưng không tài nào ảnh hưởng đến quần chúng bằng em...
Bởi vậy, Việt Dzũng, Anh buồn em...
Giòng Nhạc tình Hải ngoại cũng nhiều và đa dạng. Nhưng những bản tình ca của em lại là những tuyệt tình ca đi vào lòng người. Rồi đây ai viết tình ca cho anh và đồng bào thưởng thức. Bởi vậy, Việt Dzũng ơi, Anh buồn Em...
Mặt em lúc nào cũng hồng hào sung mãn như những con tuấn mã trên bức tranh Tầu. Những con tuấn mã phăng phăng lướt đi trên những con sóng dữ của cuộc đời. Em như ngọn lửa bùng cháy. Lẽ thường thì thuỷ thắng hoả, nhưng qua em, hoả đã thắng thuỷ. Bước chân giả trên đôi nạng gỗ của em đã sải dài trên muôn nẻo để đem yêu thương đến cuộc đời. Người khác như em, họ sẽ không vượt qua được những khó khăn về thể chất như em. Nhưng em đã vượt qua tất cả mà không đếm xỉa đến bản thân mình. Em đã là tấm gương sáng cho những người có thể chất không toàn hảo để vươn lên trong sự nghiệp của bản thân, phục vụ cho bản thân và gia đinh họ chưa nói đến phục vụ tha nhân và tổ quốc.
Việt Dzũng, em có lòng thương người nhưng em lại không thương bản thân em...
Trời sinh em có trái tim quá lớn ấp ủ cả đất nước và nhân loại. Em đã tự buộc quả tim của mình làm việc quá sức. Bơm máu đi, đưa máu về với đầy tràn nhiệt huyết. Van trong tim em không theo kịp nên em đã phải trải qua cuộc giải phẫu gay go để thay van tim mới. Nhưng van tim nào có thể thay van tim trời sinh cho Việt Dzũng.
Mạch máu của em phải chuyển tải số lượng máu quá dầy và đọng lại... Em vẫn không chịu ngưng nghỉ, vẫn buộc trái tim ấy và mạch máu ấy bơm đầy nhiệt huyết nên tim em không thể làm việc được nữa. Tim em không thể chịu nổi sức ép của chính em nên trái tim em đã đầu hàng bầu nhiệt huyết, đã nghỉ chơi, đã ngừng đập...
Bởi vậy, Việt Dzũng, Anh đã buồn em
Từ những ngày xa xưa trên sân trường thân thương 50 năm trước ...anh em mình biết nhau cho đến khi ra đến hải ngoại, anh chưa hề được gặp em. Nhưng với những thành quả chói ngời của em hàng vài ba chục năm qua trong bối cảnh truyền thông đại chúng so với những đóng góp hạn hẹp của anh trong bối cảnh nhỏ nhoi ở bệnh viện anh có ước vọng một ngày nào đó, anh sẽ đầu quân dưới bóng cờ của em để phục vụ quê hương xứ sở. Nhưng chưa có dịp thì em đã ra đi...
Bởi vậy,, Việt Dzũng, anh đã buồn em...
Ngay cả đến chuyện gặp em, vui chơi cùng em, anh cũng không thực hiện được... vì em quá bận rộn. Em muốn một ngày là 48 giờ thay vì 24 !. Bên em luôn luôn có những cộng sự viên và người ái mộ. Anh chỉ dám đứng xa nhìn vào... thán phục và theo dõi mọi sinh hoạt của em qua truyền thông đại chúng. Trong mùa giáng sinh năm nay, 2013, tại Ohio giá lạnh và tuyết rơi thơ mộng gợi lại không khí yêu thương mùa Đông của làng Nazareth hơn 2000 ngàn năm trước...Anh đang vui chơi với bạn bè trong những cuộc vui tràn đầy không khí Giáng Sinh...Không biết lý do nào thúc đẩy, tại bàn làm việc trưa thứ Sáu 20 tháng 12 ... Thay vì đi ăn trưa, anh lại mở các trang web. sững sờ và bàng hoàng nghe tin em đột ngột từ trần...
Tất cả như đám mây mù và cơn lốc thổi đi những hào hứng của mùa Giáng sinh này. Ngồi cạnh bàn phím computer ngày đêm lược tìm tin tức liên quan đến sự ra đi của em bên cạnh cái TV mở 24/24 của đài SBTN chực chờ hinh ảnh và bài hát ủa em trên màn hình...Thế rồi anh phải sắp xếp công việc trong bệnh viện để mua vé bay về Nam Cali. Hy vọng của anh là không găp được em khi em còn sống thì ít ra còn nhìn thấy em trong nhà quàn đường Bolsa, thủ đô tỵ nạn Little saigon.
Bởi vậy, Việt Dzũng, Anh buồn em...
Những giờ phút chót trong cuộc đời, qua tin tức trên Internet... 8 giờ sáng, em vẫn còn làm bản tin chuyển đi khắp nơi, em vẫn còn liên lạc với Bolsa Radio là sẽ không thể làm việc vào buổi chiều ... trước khi kêu xe cứu thương. Em chỉ biết tử tế với người khác mà em không biết lo cho chính em. Nếu em không để vợ đi làm và không làm những việc khác mà kêu 911 ngay thì có thể em vẫn còn hiện hữu trên trần thế, vẫn còn là những trận cuồng phong kéo sụp chế độ độc tài khát máu cộng sản... chứ không âm thầm lặng lẽ ra đi sau khi đã cố gắng mang sức tàn ra mở cửa cho nhân viên cấp cứu và gục xuống... trong tiếc thương của hàng triệu con tim trên thế giới...
Bởi vậy, Việt Dzũng, Anh buồn em vô cùng...vì em chỉ học được bài học tử tế với mọi người và quê hương nhưng em không học được bài học tử tế với chinh bản thân...
Bài hát Kinh Hoà Bình mà anh vẫn nghêu ngao hay hát theo ca đoàn tại nhà thờ Đức Mẹ Lavang Cincinnati Ohio hoặc nghe thấy trên Youtube... Anh thật sự chỉ thấy xúc động thật nhiều khi nghe từ chính giọng ca của em...Việt Dzũng ạ...
Khi anh lướt vào trang mạng Viet Catholic để tưởng nhớ em và anh đã nghe lại bài hat Kinh Hoà Bình do chính em hát với cả tâm hồn, câu hát làm cho anh cảm thấy bồi hồi và an ủi với chinh giọng ca của em...
...Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời...
Vâng, Việt Dzũng, Em hãy VUI SỐNG MUÔN ĐỜI dưới chân Chúa từ nhân và cùng anh nguyện cầu cho quê hương Việt Nam sớm có Tự Do , Công lý và Hoà bình thực sự.
Rồi đây, sau khi em đã về cõi vĩnh hằng, ngọn lửa đấu tranh rực sáng của em vẫn ̣̣̣̣̣dược hải ngoại thắp sáng và chuyển mạnh mẽ hơn về VN. Anh sẽ cùng đồng bào tiếp tục bước chân của em cho đến ngày quang phục được quê hương, cho đến ngày nguòi dân Việt được sống trong tự do, dân chủ và phú cường như ước vọng của em và của toàn dân Việt Nam nói chung.
Người Anh đồng môn Lasan Taberd của Em...
Cincinnati, Ohio trong ngày Lễ Giáng Sinh 2013
Việt Dzũng: Giấc mơ chưa thực hiện
by Hoài Hương (VOA)
by Hoài Hương (VOA)
Một nhạc sĩ được nhiều người trong cộng đồng người Việt hải ngoại mến mộ, Việt Dzũng, đã ra đi trong những ngày cuối cùng của năm 2013. Tên tuổi Việt Dzũng gắn liền với Phong trào Hưng ca, anh đã sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng về thân phận người tỵ nạn và tấm lòng của người ra đi đối với quê hương và những người thân còn ở lại. Một người hoạt động lâu năm với Việt Dzũng, nhạc sĩ và MC Nam Lộc, nói Việt Dzũng là một 'con người sắt đá nhưng có trái tim nhân ái'. Trong mục Đời sống Văn hóa do Hoài Hương phụ trách tuần này, Nam Lộc chia sẻ kỷ niệm khi lần đầu ông gặp Việt Dzũng, và những cảm nghĩ của ông về những đóng góp của Việt Dzũng cho làng nhạc của người Việt ở nước ngoài, và hoài bão chưa thực hiện của Việt Dzũng là xây dựng một trung tâm văn hóa của người Việt tại thủ đô của người tỵ nạn ở California.
VOA: Thưa ông, đối với ông, nhạc sĩ Việt Dzũng không những là một người bạn thâm giao mà còn là một nghệ sĩ đồng hành, dùng văn nghệ và âm nhạc như một công cụ đấu tranh, xin ông chia sẻ với độc giả của đài những cảm xúc của ông về sự ra đi của Việt Dzũng?
Nam Lộc: “Dạ vâng, chị diễn tả như vậy thì cũng đã nói lên được sự xúc động của tôi khi mà nghe tin người bạn đồng hành, một người mà tôi cũng ngưỡng mộ, một nhân vật đấu tranh, một nghệ sĩ và đồng thời cũng là một người em mà tôi quý mến từ lâu, vì thế cho nên dĩ nhiên sự xúc động đến với tôi một cách hết sức mạnh mẽ. Đối với tôi đây là một sự mất mát rất lớn lao. Vâng thưa chị, đấy là cảm nghĩ bất chợt đến với tôi khi nghe tin Việt Dzũng qua đời.”
VOA: Thưa ông, ông đánh giá những cái đóng góp của Việt Dzũng cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại như thế nào?
Nam Lộc: “Vâng, Việt Dzũng là một người có lòng và có tâm huyết đối với quê hương đất nước, đối với nhân loại nói chung, và đối với đồng bào của mình nói riêng. Khi hoạt động bên cạnh Việt Dzũng, tôi thấy anh ấy là một người đa tài, hoạt động trong nhiều lãnh vực, luôn luôn quan tâm đến tự do dân chủ và nhân quyền ở quê hương mình, luôn luôn quan tâm đến người thấp cổ bé miệng, không nói lên được tiếng nói của mình. Có thể nói một cách tóm gọn là Việt Dzũng là một con người sắt đá nhưng có trái tim nhân ái. Nhưng bên cạnh đó anh là một người dễ xúc động. Chính 2 điểm đó đã giúp Việt Dzũng nói lên được những bất hạnh trên cuộc đời này, những bất hạnh của đồng hương, của nhân loại, nhưng đồng thời cũng là một người dấn thân để mà tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền nói chung, và cho quê hương mình nói riêng.”
VOA: Thưa ông xin ông chia sẻ kỷ niệm lần đầu tiên gặp Việt Dzũng trong hoàn cảnh nào và ca khúc nào của Việt Dzũng đã gây nhiều ấn tượng nhất?
Nam Lộc: “Đối với tôi thì một bài hát gây ấn tượng rất là mạnh và có thể là đã tạo cái hình ảnh về Việt Dzũng trong đầu óc của tôi là bài 'Lời Kinh Đêm'. Tôi nhớ mãi đó là thời điểm đầu thập niên 1980. Tôi có nghe tên Việt Dzũng trước đó nhưng đó là lần đầu tiên tôi gặp anh bằng xương bằng thịt là thời gian chúng tôi có một buổi sinh hoạt tôi điều khiển chương trình gây quỹ của sinh viên Đại học Long Beach. Khi tôi giới thiệu Việt Dzũng thì tôi thích ngay bởi vì một người nghệ sĩ trẻ, tóc dài, ôm cây đàn trông rất là nghệ sĩ tính. Anh trình bày một bài hát, giọng rất là ngọt ngào truyền cảm, giọng nói từ tốn, thu hút, tôi thích Việt Dzũng ngay, nhưng khi nghe Việt Dzũng hát thì sự yêu thích quý mến của tôi còn lên gấp bội lần nữa tại vì bài hát anh hát nó ý nghĩa quá. Nhưng mà đến khi tôi biết anh ấy là tác giả bài hát này thì phải nói rằng tất cả sự ngưỡng mộ đưa đến cảm phục quý mến của tôi kéo dài mãi cho đến ngày hôm nay.”
VOA: Dạ thưa ông, sự ra đi của Việt Dzũng ở tuổi 55, hãy còn quá trẻ, đã gây sốc cho một số fan hâm mộ anh, nhưng có lẽ đối với người thân và bạn bè thì có thể không phải là một ngạc nhiên. Như vậy nhạc sĩ Việt Dzũng có thì giờ để tâm sự với ông về những hoài bão mà Việt Dzũng muốn thực hiện trước khi ra đi không ạ?
Nam Lộc: “Chị nói đúng, Việt Dzũng cũng biết là cái tình trạng bệnh trạng của anh cũng không có khả quan, đôi khi tôi tránh đề cập đến, nhưng mà anh em chúng tôi ngồi cạnh nhau cũng không thể không đề cập đến được, nhất là lại có những chương trình, dự án làm việc dự tính làm chung với nhau. Có hai điều, thứ nhất là Dzũng mong mỏi một ngày được trở về quê hương, và những mơ ước của anh không những là anh được về quê hương mà còn được gặp lại đồng bào mình sống dưới một chế độ tự do dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Đó là hoài bão lớn của anh. Đối với Việt Dzũng, anh nghĩ rằng ngày đó không xa. Nhưng mà hoài bão gần nhất đối với anh em chúng tôi có lẽ ít người biết là tôi và Việt Dzũng đã âm thầm hoạt động cùng với một số những người có lòng ở Nam California,chúng tôi chia sẻ hoài bão là làm thế nào để dựng lên một cái trung tâm văn hóa của người Việt tại nơi gọi là thủ đô của người tỵ nạn Việt Nam bởi vì sự thành công của người Việt với những công trình xây dựng hay thương mại rất lớn nhưng hầu như chúng ta chưa có một chỗ nào để tạo ra một trung tâm văn hóa hầu giữ lại cái lịch sử thành lập cái thủ đô tỵ nạn, có thể nói là một nơi mà người Việt Nam chúng ta sinh sống và tạo dựng sự nghiệp. Đấy là những điều mà anh Việt Dzũng rất là mong mỏi, hầu cho thế hệ trẻ đi sau biết được cha ông của họ đã làm những gì, đã hy sinh như thế nào và đã bỏ ra bao nhiêu mồ hôi nước mắt để tạo dựng được. Các em trẻ đến thăm khu Little Saigon, các em không có một địa điểm, có chỗ nào để các em tìm hiểu được lịch sử ở đâu, các em chỉ nhìn thấy khu Phước Lộc Thọ chẳng hạn, rồi thấy cái tượng Phước Lộc Thọ, nhiều khi dẫn những người bạn ngoại quốc hay bản xứ, họ lại hiểu lầm hay là đây là tổ tiên của người Việt? Thì đấy là cái hoài bão và quan tâm rất lớn của Việt Dzũng cũng như của anh em chúng tôi.”
VOA: Dạ thưa xin cám ơn ông đã chia sẻ hoài bão đó, nhưng mà hoài bão đó đã trở thành một dự án chưa, và dự án đó có khả thi hay không dựa trên những điều kiện kinh tế hiện nay?
Nam Lộc: “Dạ vâng thưa chị, dự án đó đi có lẽ mới được 1 phần 3 đường, tức là muốn thực hiện được điều đó, như chị đã nói đó là cần phải có một cái dự án tài trợ rất là lớn. Chúng tôi cũng xúc động là chúng tôi cũng đã tiếp xúc được những người có khả năng tài chính để có thể làm điều này, thậm chí có những người có cả địa điểm, đất đai để có thể cống hiến vào công việc này. Tuy nhiên cái vấn đề quan trọng là chúng ta cần nhiều người nắm tay lại, đây là một dự án có tính cách lưỡng lợi cho những người làm thương mại, họ sẽ đóng góp, chia sẻ những sự tốn kém để tạo dựng nên cái trung tâm này. Anh Việt Dzũng và chúng tôi đã gặp được một số các nhân vật đó, và hiện chúng tôi hy vọng là có thể theo đuổi được cái hoài bão này, đặc biệt những người đó là thuộc thành phần trí thức trẻ, thành công trong sự nghiệp và muốn đóng góp một phần vào việc đó. Họ cũng đồng ý với chúng tôi là nếu không thành lập trung tâm này thì một ngày nào đó, những người đi trước không còn hiện diện nữa thì những chi tiết, những tin tức, những cam kết của họ sẽ mất đi thì khó có thể thực hiện được. Thưa chị trả lời câu hỏi của chị thì đây là một công việc không phải là dễ làm nhưng mà nó đã bắt đầu và đã có những người hỗ trợ, thưa chị.”
VOA: Dạ xin cám ơn ông chia sẻ cái hoài bão đó của ông, và cũng là của nhạc sĩ Việt Dzũng. Thay mặt cho Đài VOA và độc giả của đài, xin cám ơn và chúc ông thành công.
Nam Lộc: “Vâng thành thật cám ơn chị và cám ơn độc giả của Đài VOA.”
No comments:
Post a Comment