Monday, May 27, 2013

• Ngày Chiến Sĩ Trận Vong - Monday, May 27, 2013



Image


George Patton, viên tướng lừng danh trong Ðệ Nhị Thế Chiến của quân lực Hoa Kỳ, người đã áp đảo toàn diện quân Ðức quốc xã ở Châu Âu, cũng là vị tướng nổi tiếng về những lời hiệu triệu với quân sĩ của ông trước những trận đánh quyết định.

Ông nói: “Người lính phục vụ hữu hiệu nhất cho tổ quốc mình không phải bằng cách chết cho tổ quốc, mà là chiến đấu hết sức mình để cho những người lính bên phe đối phương phải chết cho tổ quốc của họ.” Chiến tranh luôn luôn đồng nghĩa với chết chóc và hủy diệt. Vì đó là nhiệm vụ của người lính. Bạc như dân, bất nhân như lính. Patton đã nói, người lính phải làm hết sức để tiêu diệt kẻ thù, đem thắng lợi về cho tổ quốc mình.

Nhưng trong chiến trận, cả bên thắng lẫn bên thua, đều có những tổn thương, mất mát. Và cái chết của những người lính trên trận địa - dù bên thắng hay bên thua - đều đáng ngưỡng mộ như nhau. Họ đều đã nằm xuống cho tổ quốc của họ. Họ đều đã đi vào cuộc chiến theo tiếng gọi của đất nước mình, dân tộc mình.
Vì thế, dân tộc nào cũng có ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong để tưởng nhớ đến những người con của mình đã nằm xuống trên chiến trường.

Nên người Việt chúng ta, những đứa "con nuôi" của đất nước Hoa Kỳ, 
hãy cùng tưởng nhớ đến những chiến sĩ can trường, hy sinh chiến đấu hết sức mình bảo vể đất nước này.




XIN CHO ANH TRÒN GIẤC NGỦ


Saturday, May 18, 2013

• Đại-tá Nguyễn Hữu Thông - TĐT/TĐ42/SĐ22BB - Tự sát 31-3-1975 tại Qui Nhơn

Đại-tá Nguyễn Hữu Thông
Trung Đoàn Trưởng 42/SĐ22 BB - 
Tự sát 31-3-1975 tại Qui Nhơn. 
by Loc xe Thung


Quân-Dân VNCH luôn tưởng nhớ tri ân Cố Đại Tá Nguyễn-Hữu-Thông đã anh dũng tuẩn tiết, một lòng sống chết cùng thuộc cấp .

QUY NHƠN - Trong những ngày cuối của cuộc chiến, có một vị đại tá trung đoàn trưởng đã không chịu xuống tàu chạy loạn mà chịu ở lại với lính, và dùng súng tự sát. Xác ông được chôn trong một ngôi mộ tập thể khổng lồ, dưới chân cột cờ bên ngoài Quân Y Viện Quy Nhơn, trong đó có 47 thi hài tử sĩ. Câu chuyện này được một hạ sĩ quan pháo binh kể lại, đồng thời gợi lại ký ức đau buồn nơi một vị bác sĩ hiện đang hành nghề ở New York.Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng TrÐ 42/SÐ 22BB, tự sát vào cuối tháng 3, 1975 bị chôn trong nấm mộ tập thể tại Quy Nhơn.Vào đầu năm 1975, anh Dương Công An nguyên là một hạ sĩ quan Pháo Binh thuộc tiểu đoàn 223 Pháo Binh, nay anh đang sống tại Ðức. 

Anh An cho biết, vào những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1975, đơn vị của anh bị tan hàng trên bờ biển Quy Nhơn, anh và một số anh em binh sĩ khác đã lẩn trốn nhiều ngày trong Quân Y Viện Quy Nhơn.Ở đấy, khi đó chỉ còn có một bác sĩ duy nhất, là Trung Úy Nguyễn Công Trứ. Ông Trứ hiện là bác sĩ quang tuyến tại một trường đại học ở New York. Khi tin về nấm mộ tập thể tại Quân Y Viện Quy Nhơn được tôi đưa lên net, nhiều người đã điện thoại cho Bác Sĩ Trứ. Những cú điện thoại này nhắc nhở cho ông quá nhiều chuyện kinh hoàng trong quá khứ, khiến ông nhiều đêm mất ngủ.Sau nhiều lần gọi và nhắn trong máy là chúng tôi sẽ gọi lại, Bác Sĩ Trứ mới bốc máy. Ông kể, vào những ngày sau cùng, một buổi sáng ông được tiếp Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 42 đi trực thăng đến thăm Quân Y Viện. Thấy tình cảnh y chỉ còn một bác sĩ và hằng trăm thương binh trong tình trạng thiếu ăn, thiếu thuốc, cũng như nhiều thương binh chết chưa được chôn cất, Ðại Tá Thông đã khóc trước mặt Bác Sĩ Trứ.Và chỉ một ngày sau đó, Quân Y Viện tiếp nhận một tử thi nữa, và đó chính là tử thi Ðại Tá Thông. Binh sĩ đưa xác ông tới, và cho biết ông đã tự sát. Nhiều nguồn tin sau này cho biết, Ðại Tá Thông đã từ chối xuống tàu vì binh sĩ dưới quyền ông còn kẹt lại quá nhiều, không di tản được.Khi đó, tại quân y viện này, có cả hàng trăm bệnh nhân cho một mình Bác Sĩ Trứ. Ðồng thời cũng có rất nhiều binh sĩ tử trận được mang về nằm từ trong nhà xác và rải rác ra khắp hành lang. Các thi hài tại nhà xác QYV đã bốc mùi, và chó đã vào nhà xác ăn, gặm các tử thi này, nên Bác Sĩ Trứ đã nhờ khoảng 20 anh em quân nhân còn sức khỏe phụ với Bác Sĩ Trứ đào một huyệt mộ rất lớn dưới cột cờ, gần khu quân xa của Quân Y Viện.Ở đây gần biển các nên việc đào đất tương đối dễ dàng. Ðầu tiên là những tử sĩ đã được khâm liệm trong quan tài có phủ quốc kỳ được sắp xuống trước, tiếp theo là những người chết nằm trên băng ca được đặt lên trên những quan tài, cứ thế mà sắp xếp. Tất cả là 47 thi hài tử sĩ, trong số này có Ðại Tá Thông, là cấp chỉ huy trực tiếp của anh An.Lúc bấy giờ Saigòn chưa thất thủ, ngay cả sinh mạng của anh em binh sĩ bại trận cũng không biết sẽ ra sao nên sự việc chôn cất anh em tử sĩ lúc đó chỉ được thực hiện rất sơ sài hầu như là lén lút và vội vàng. Sau đó vài ngày tất cả bị bắt làm tù binh.Anh An cho biết câu chuyện đã đeo đuổi theo anh suốt bao nhiêu năm nay, tâm nguyện của anh là ước sao, có ai đó, có khả năng để cải táng được ngôi mộ tập thể này, đó cũng là dịp mà mình an ủi được phần nào linh hồn của những tử sĩ này, nhưng những hy vọng càng ngày càng bị thu nhỏ lại, vì qua tin tức báo chí đất đai ở Việt Nam đã bị lạm dụng xây cất bừa bãi, hay khu đất này thuộc phạm vi của bộ đội Cộng Sản thì không thể làm gì được.Khi VC vào Quy Nhơn, họ bắt Bác Sĩ Trứ. Nhưng ông không chỉ bị bắt làm tù binh, mà còn bị buộc tội làm việc cho CIA vì mọi người đi hết sao chỉ còn một mình Bác Sĩ Trứ ở lại. Trong Quân Y Viện lúc ấy, có một lính Việt Cộng bị thương được một đơn vị đem gởi điều trị, nhưng lại bị khóa tay vào thành giường, Bác Sĩ Trứ không có chìa khóa mở còng nên nhóm vc càng căm thù Bác Sĩ Trứ. Ông bị tù 4 năm 11 tháng, ra tù ông vượt biển đến Mỹ từ năm 1981, lúc còn độc thân, hiện nay đã có ba con theo học đại học.... 

Trong những ngày qua, có nhiều điện thoại hỏi đến ông về câu chuyện cũ gần 36 năm về trước khiến cho ông có nhiều đêm bị mất ngủ vì những cơn ác mộng. Bác Sĩ Nguyễn Công Trứ nói rằng ông đã làm theo lương tâm và với tình đồng đội, đã chôn 47 tử sĩ dưới chân cột cờ của Quân Y Viện. Ông đã nhiều lần về lại Quy Nhơn, qua lại trước khu Quân Y Viện cũ, ngày nay đã là doanh trại của bộ đội Cộng Sản, mà không thể làm gì hơn.Tin về ngôi mộ tập thể cũng đến tai bà quả phụ cố Ðại Tá Thông, nhũ danh Phùng Ngọc Hiếu. Liên lạc được qua điện thoại hôm Thứ Năm, bà cho biết mấy ngày hôm nay, nhiều bạn bè đã chuyển cho bà về tin tức ngôi mộ tại Quân Y Viện Quy Nhơn, cũng là nơi yên nghỉ của Ðại Tá Thông.Từ 35 năm nay, bà cũng nghe nhiều tin tức về chồng và bà cũng có nghe tin ông tự sát. Bà cũng đã về Quy Nhơn tìm kiếm nhưng không có tin tức, và không biết xác ông được chôn cất ở đâu. Bà kể, trước khi mất liên lạc, Ðại Tá Thông có liên lạc với vợ và than phiền rằng trung đoàn của ông đang chiến thắng, vì sao lại có lệnh rút bỏ Pleiku.Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông sinh năm 1937, nguyên quán tại Thạch Hãn, Quảng Trị, tốt nghiệp khóa 16 Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt. Ông được vinh thăng đại tá năm 1972. 

Hiện nay bà quả phụ cố Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông cư ngụ tại Sacramento và ông bà có 5 người con đã thành đạt.

Đại-tá Nguyễn Hữu Thông
Trung Đoàn Trưởng 42 BB – SĐ 22 BB
Tự sát 31-3-1975 tại Qui Nhơn.

   
XIN NGHIÊNG MÌNH CHÀO KÍNH NGƯỜI ANH HÙNG 
NGUYỄN HỮU THÔNG ĐÃ VỊ QUỐC VONG THÂN.
CHẾT VINH HƠN SỐNG NHỤC

Saturday, May 11, 2013

• DANH SÁCH NGƯỜI HÙNG VÕ BỊ ĐÃ VỊ QUỐC VONG THÂN


DANH SÁCH NGƯỜI HÙNG VÕ BỊ ĐÃ VỊ QUỐC VONG THÂN

by http://www.vietnamlibrary.net

Danh sách "ANH HÙNG HÀO KIỆT TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM": Tuẫn Tiết - Bức Tử - Tử Hình - Tạ Thế, trong trại tù Cộng Sản sau 30 tháng tư 1975:

1. Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ tư lệnh SĐ5BB Khoá 2/TVBQGVN (khóa 2 Lê Lợi - trường Võ bị Địa phương Huế) - Tuẫn Tiết 30/4/1975. 
2. Ðại tá Hồ Hồng Nam (Tổng Cục CTCT) Khoá 3/TVBQGVN - Vừa được tha về năm 1978 thì chết tại bệnh viện.

Tuesday, May 7, 2013

• DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QLVNCH TUẪN TIẾT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI

DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH ĐÃ TUẪN TIẾT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG Mất Nước

 

  


Mọi người hãy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của quân lực VNCH đã anh dũng hy sinh hoặc tuẫn tiết trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng để cho chúng ta tôn vinh và đời đời nhớ ơn...
 
1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lạt 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ - Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM. 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt. 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vinh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
39-
…………………………….. và còn rất nhiều, rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

*****Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.

Nhìn lại hàng ngũ quân đội trên thế giới, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Trong lúc mọi người đang tưởng niệm về ngày 30.4.1975, thì đã có không biết bao nhiêu người hiện nay, đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của người lính VNCH, họ cố tình quên đi qúa khứ để được vinh thân phì da, quên đồng đội, quên những những người chiến hữu từng sát cánh ngày nào trên khắp các chiến địa....Thật xấu hổ cho những loại người nầy!

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người đang dấn thân tiếp tục chiến đấu liên tục cho ngày quang phục quê hương. Họ vn luôn nghĩ tới những người xưa đã VỊ QUỐC VONG THÂN, họ đã vì DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM của một quân nhân quân lực VNCH....Chúng tôi kính phục họ, chúng tôi hãnh diện vì họ, họ đang sống những ngày đáng sống trên các phần đất tạm dung. Họ chính là những quân nhân ưu tú của quân lực VNCH.

Một điều rất may mắn nữa là hầu hết người Miền Nam, xưa nay vẫn biết ơn người lính năm nào, nhất là sau ba mươi tám năm qua, đã biết hết cảnh đổi đời oan nghiệt. Giờ đây xin mọi người hãy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của quân lực VNCH đã anh dũng ra đi trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng cho chúng ta được tôn vinh và đời đời nhớ ơn...

Anh hùng có tử...nhưng khí hùng nào bất tử.
Kính dâng lên linh hồn các anh những nén hương của tuổi trẻ hậu duệ VNCH nhân mùa quốc hận 30.4 năm nay.